Anh Phan Văn Tuấn (Hà Đông, Hà Nội) bức xúc cho biết, vừa mua chiếc Mazda 6 chưa được bao lâu thì đã bị kẻ gian trộm gương. Mặc dù có mua bảo hiểm xe song khi anh Tuấn liên hệ với đơn vị bảo hiểm thì được phản hồi không thể bồi thường trong trường hợp trên.
học kế toán thực tế tp hcm
"Phía bảo hiểm nói do tôi không mua sản phẩm phụ về bảo hiểm mất cắp phụ tùng nên họ không giải quyết. Bây giờ sắm lại cặp gương này tôi cũng phải mất đến 30 triệu đồng" - anh Tuấn thở dài.
Trao đổi với phóng viên Dân Trí, một chuyên gia trong lĩnh vực bảo hiểm cho biết, bảo hiểm mất cắp phụ tùng là một điều khoản bổ sung ở bảo hiểm vật chất xe thông thường. "Đây được coi như một sản phẩm phụ, khác hàng thích thì mua, không thích thì thôi chứ không phải đương nhiên là có trong sản phẩm chính" - vị này cho hay.
dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán
Cũng theo vị chuyện gia, hiện sản phẩm phụ này rất ít người mua và người bán cũng không mặn mà vì kiểm soát rất khó, thường xảy ra trục lợi. Trong trường hợp, việc mất cắp phụ tùng xe được mua bảo hiểm thì chủ xe sẽ được đền bù nhưng thủ tục phức tạp.
dịch vụ kế toán quận phú nhuận
"Khó khăn của chủ xe là làm sao đi báo công an để người ta xác nhận cho anh là xe anh bị mất phụ tùng. Ví dụ, đậu xe bên đường bị vặt gương thì công an cùng lắm cũng chỉ xác nhận vào ngày giờ cụ thể nào đó có ông/bà nọ đến báo với tôi sự việc như vậy. Đây là một tài liệu bắt buộc mà người mua bảo hiểm phải có để đòi bảo hiểm. Thế nên, tỉ lệ người bị mất mà có thể đi đòi là rất thấp" - vị chuyên gia cho biết.
Về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Công, nhân viên bảo hiểm xe cơ giới tại một công ty bảo hiểm lớn ở Hà Nội cho hay, do rất khó kiểm soát nên thực tế, bên bán bảo hiểm không muốn bán sản phẩm này còn bên mua cũng rất ít người biết để mua.
"Kể cả với những dòng xe sang là những đối tượng bị mất cắp phụ tùng nhiều nhất thì các chủ xe cũng ít khi mua bảo hiểm. Thậm chí họ muốn mua thì các công ty bảo hiểm cũng không bán, trừ khi là những khách hàng rất đặc biệt thì họ mới bán" - anh Công cho biết.
Anh Công chia sẻ, trường hợp chủ một xe Mercedes đồng thời cũng là chủ của một con tàu có giá trị lớn và người này đang mua bảo hiểm cho con tàu thì “vì quan hệ” nên bên bảo hiểm có thể bán kèm theo bảo hiểm mất cắp phụ tùng xe cho chiếc Mercedes, chứ bình thường thì hầu như không bán.
"Cái này không thể trách được phía bảo hiểm vì chúng tôi rất khó kiểm soát. Anh tháo gương cất vào trong tủ rồi anh đi báo bị mất cắp thì ai xác minh được chuyện đó? Trong khi giá trị phụ tùng của xe sang (logo, gương…) rất đắt đỏ" - anh Công nói.
Hiện tại, không còn cách nào khác, các chủ xe vẫn phải tự bảo vệ phụ tùng cho chiếc xe của mình. Tại các diễn đàn về xe và trên mạng xã hội, nhiều biện pháp chống trộm đang được truyền tay nhau như bắn đinh bảo vệ logo, cài bộ báo động trong củ gương, gắn cáp vào gương, khắc mã số lên mặt gương chiếu hậu...
"Tất nhiên xe mình thì mình phải tự bảo vệ thôi, nhưng trách nhiệm của các cơ quan chức năng là phải tạo được một môi trường không trộm cắp. Tôi đề nghị phải dẹp bỏ những khu chợ trời tiếp tay cho hàng trộm cắp và trường hợp bắt được kẻ trộm cũng như kẻ tiêu thụ đồ trộm cắp thì phải phạt thật nặng" - anh Phan Văn Tuấn, chủ một xe Mazda 6 nói.
Home »
» Mất cắp phụ tùng ô tô: Vì sao xe sang cũng khó mua được bảo hiểm?
Mất cắp phụ tùng ô tô: Vì sao xe sang cũng khó mua được bảo hiểm?
Posted by sunflower
Posted on 23:16
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét