Theo đánh giá của nhóm tác giả: Huỳnh Thế Du, Đinh Công Khải, Huỳnh Trung Dũng, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Thị Hồng Nhung từ Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và Viện chính sách công, Đại học Kinh tế TPHCM, thiếu liên kết vùng và cát cứ địa phương là vấn đề hết sức nghiêm trọng cản trở Việt Nam có thể khai thác các tiềm năng một cách tối ưu.
"Một trong những vấn đề nan giải nhất hiện nay chính là tính cục bộ địa phương và thiếu động cơ liên kết vùng. Một phần lý do là thành tích, việc bổ nhiệm hay thăng tiến của mỗi người dựa vào thành tích của địa phương chứ không phải kết quả cả vùng" - nhóm nghiên cứu đánh giá.
trung tâm đào tạo làm bctc
Tham luận của các tác giả đưa ra tại Hội thảo quốc tế "Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam" diễn ra hôm nay (3/4/2016) đưa ra đánh giá, mô hình khu kinh tế (KKT) đã gặt hái được những kết quả rất đáng khích lệ với các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) trong thập niên 1990. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt mang tính phong trào của các KCN ở hầu hết các địa phương trong thời gian qua đang để lại nhiều hệ lụy hơn là những kết quả mong đợi.
trung tâm kế toán tịa hà nam
Cùng với đó, mô hình KKT ven biển kể từ đầu thập niên 2000 cũng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng nhìn trên bình diện quốc gia. "Vấn đề nghiêm trọng ở chỗ hầu hết các KKT ở Việt Nam rất giống nhau nên đây là những nơi tạo ra cuộc đua xuống đáy khốc liệt nhất" - nhóm nghiên cứu bình luận.
dịch vụ làm bctc tại tây ninh
Bản tham luận cho biết, tình trạng này đang rất phổ biến và khả năng các KKT trở thành những khu quy hoạch treo khổng lồ là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Quyết tâm nửa vời và sự chèo kéo của các địa phương dẫn đến Tìnhtình trạng đầu tư theo “mô hình quả mít” (tất cả đều là gai nhưng không có mũi nhọn nào cả) có lẽ là vấn đề nan giải nhất hiện nay ở Việt Nam.
Địa phương đua nhau thu hút dự án "khủng"
Cũng theo các tác giả, ở góc độ địa phương, những gì Quảng Ngãi hay Hà Tĩnh đang có được là rất cám dỗ. Mỗi tỉnh hay mỗi KKT chỉ cần có một dự án hay doanh nghiệp rất lớn là mọi chuyện có thể thay đổi, nhất là về khía cạnh ngân sách. Do vậy, nhiều địa phương sẽ tìm nhiều cách khác nhau để có được những công trình như vậy.
Chẳng hạn, Thanh Hóa sẽ dành mọi nỗ lực cho dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, Bình Định sẽ cố gắng theo đuổi dự án Nhà máy Lọc dầu Nhơn Hội và Phú Yên là Nhà máy Lọc dầu Vũng Rô, hay Khánh Hòa đang rất muốn các nhà đầu tư đến từ Ả-Rập thực hiện dự án xây dựng một thành phố hiện đại.
Các địa phương ven biển có một số lợi thế thì tự thân vận động và các địa phương đã có dự án được chọn thì sẽ cố gắng triển khai. Đối với những địa phương ở những nơi bất lợi khác cũng muốn được Trung ương ưu ái để có được những trường hợp giống như Dung Quất.
Nỗ lực của nhiều địa phương là rất lớn và rất đáng ghi nhận, nhưng ở góc độ quốc gia, việc ủng hộ hay có quyết tâm cao đối với tất cả là không thực tế.
Theo phân tích của nhóm tác giả, thực chất việc các địa phương muốn có các KKT hay các dự án lớn chỉ là cách thức để tranh thủ hay xin nguồn ngân sách cũng như sự tự chủ về mặt chính sách. Khi vào thực tế, mỗi nơi sẽ phản ứng theo những tín hiệu của thị trường hay nhu cầu của các nhà đầu tư.
Nếu một dự án nào đó nằm ngoài KKT thì địa phương cũng có cách để cho nó có được những mức ưu đãi đến mức không còn gì để ưu đãi với giải pháp đơn giản nhất là mở rộng KKT. Với tình trạng này và sự cạnh tranh như hiện nay, KKT hiểu theo nghĩa là có địa giới hành chính với cơ chế đặc biệt dường như không còn lợi thế nữa. Do vậy, có thể chọn mô hình khu đơn xưởng - tức là cung cấp các khuyến khích và ưu đãi cho từng doanh nghiệp chứ không quan tâm đến địa điểm. Cách tiếp cận này có thể kết hợp được những lợi thế của mô hình cụm ngành, đồng thời tránh được quy hoạch treo.
Các tác giả cho rằng, trước mắt, Nhà nước nên dành nguồn lực cho những nơi đang có năng suất cao, có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đối với những nơi không có khả năng phát triển các hoạt động kinh tế thì nguồn lực chỉ tập trung cho các vấn đề an sinh xã hội. Tránh tình trạng phân bổ cho mỗi nơi một siêu dự án để rồi rơi vào vết xe đổ của các KKT hiện nay.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, tuy không được gọi là KKT, nhưng trên thực tế, tỉnh Bình Dương hay khu phía nam TPHCM lại có nhiều bài học thành công trong thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp, tạo ra các đô thị hiện đại qua cách tiếp cận và quá trình phát triển thực chất như các KKT.
Nguồn ngân sách nhà nước bỏ vào hai nơi này gần như là những con số không tròn trĩnh, nhưng nhờ những cách làm mới đã tạo ra những kết quả đáng kinh ngạc. Hai nơi này, trên thực tế đang là những "con gà đẻ trứng vàng" cho ngân sách và có lẽ đây là hai trong những điểm sáng nhất của gần 30 năm đổi mới.
Do vậy, theo nhóm nghiên cứu, việc tìm hiểu và có cái nhìn khách quan về mô hình KKT cả về những điểm tích cực cũng như thất bại nhằm tạo ra các đột phá ở Việt Nam cũng như khắc phục những trục trặc hiện nay là hết sức cần thiết.
Home »
» Đua nhau chèo kéo đầu tư, địa phương nào cũng muốn làm "mũi nhọn"
Đua nhau chèo kéo đầu tư, địa phương nào cũng muốn làm "mũi nhọn"
Posted by sunflower
Posted on 05:45
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét