Home » » Danh họa Trần Văn Cẩn: Ra đi không đành vì lo bạn đời đơn độc

Danh họa Trần Văn Cẩn: Ra đi không đành vì lo bạn đời đơn độc

Ngỡ rằng, khoảng cách tuổi tác và những gièm pha của người đời sẽ khiến cuộc hôn nhân của danh họa Trần Văn Cẩn và họa sĩ Trần Thị Hồng phải nổi chìm trong giông bão nhưng tình yêu chân thành của hai trái tim đồng điệu đã giúp họ vượt qua tất cả. Không những vượt qua, họ còn sống những tháng ngày ý nghĩa và thăng hoa bất tận trong nghệ thuật.

Quãng thời gian 23 năm chung sống là quãng thời gian danh họa Trần Văn Cẩn dồi dào sức sáng tạo nhất. Những tác phẩm mỹ thuật của ông trong thời gian này luôn đầy ắp sức sống và tiếng cười. Ông không chỉ vẽ cho mình mà còn vẽ cho cả người bạn đời đã dám hy sinh cả tuổi trẻ để đến bên ông. Theo bà Hồng thì trong số hơn 1000 tác phẩm hội hoạ, điêu khắc ông để lại cho bà có hơn gần một nửa là được sáng tạo trong thời gian này.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Bà Hồng tâm sự, là phụ nữ bà cũng từng khát khao có được những đứa con nhưng vì số phận đã nghiệt ngã không cho bà được làm mẹ nên bà đành chịu. Nhiều người khuyên bà nên xin một đứa con nuôi để vui nhà vui cửa và có chỗ để nương tựa khi tuổi già xế bóng nhưng bà không chịu vì bà muốn dành thời gian nhiều hơn cho ông. Với bà, được sống bên ông, được yêu và được thăng hoa trong nghệ thuật… cũng đã quá đủ với một đời người. 23 năm sống bên cạnh nhau bà và ông đã thực sự mang hết cho nhau tình yêu và hạnh phúc.

Những ngày cuối đời, cứ mỗi lần nhìn thấy người vợ trẻ là nước mắt họa sỹ Cẩn lại ứa ra. Lúc này vì quá yếu nên ông đã không còn nói được, nhưng từ ánh mắt, từ những lần máy môi… bà Hồng biết rõ ông đang hết sức lo lắng cho bà. Ông lo sợ khi ông mất đi bà sẽ không còn ai thân quen trên đời này nữa. Bà sẽ lại sống cô độc, lầm lũi như ông từng sống. Đó là điều vò xé trái tim ông mà ông ra đi chẳng đành.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Bà Hồng cho biết, họa sỹ Cẩn bắt đầu yếu dần từ năm 1990, lúc ấy ông đã bước qua tuổi 80 nhưng ông vẫn rất hăng say sáng tác. Do chân tay run rẩy, đi lại không vững nên mọi hoạt động của ông bó gọn trong căn phòng nhỏ của khu tập thể số 10 Nguyễn Thượng Hiền. Thế nhưng bà vẫn cố tạo điều kiện cho ông vẽ bằng cách tranh thủ thời gian rảnh rỗi ngoài giờ dạy (sau khi tốt nghiệp xuất sắc ngành điêu khắc, hệ sơ trung bà Hồng được đặc cách lên học tiếp Đại học và sau đó được giữ lại làm giảng viên của Trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội cho đến khi về hưu - PV) bà tìm kiếm các dụng cụ vẽ để ông nằm trên giường bệnh mà vẫn vẽ được.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Trong những trang nhật kí cuối cùng của cuộc đời ông đã viết: “1991. Không phải lúc này mới bắt đầu vẽ natyren (vẽ tĩnh vật), nhớ lại trong cuộc đời đã vẽ và làm nhiều thể loại nhưng rất ít khi vẽ dạng này… Do hoàn cảnh tê liệt nên buộc phải vẽ tĩnh tại là chủ yếu. Nhờ có cô bạn điêu khắc (Hồng) khuyên khi ốm nên làm những việc nhẹ nhàng. Cô giúp đỡ tìm bút kết hợp với sơn dầu, màu, giá vẽ, bút màu, lên ballet (dụng cụ pha màu - PV)… nên gắng vẽ thuận tiện. Cô Hồng lại say vui thờ Phật, lập một bàn thờ để cho mình cố đem một chi tiết Phật A Di Đà, Phật Tích vào tác phẩm do đó cứ một tuần vài lần, hàng tháng đều đặn phải tìm ra hoa về cúng… Ráng ngồi nhưng không được lâu, đau thì lại phải nghỉ nhưng càng được vẽ càng thấy hào hứng, những mẫu vẽ thơm mùi hoa hồng nhung, hồng bích… cứ cuốn mình vào từng nét vẽ….”.

Thời điểm này đã có lúc ông bị cảm thương hàn rất nặng, tưởng chừng như khó lòng qua khỏi nhưng ông vẫn cố gắng chống chọi với bệnh tật để tiếp tục sống. Sức mạnh tình yêu như một thứ thuốc nhiệm mầu giúp ông “kháng” lại được bệnh tật để cùng bà sống tiếp những ngày hạnh phúc. Có lẽ vì thế mà mặc dù nằm trên giường bệnh, nhưng thời gian này ông đã vẽ được những 11 bức tranh tĩnh vật và một bức ký họa chân dung người vợ mà ông vô cùng yêu quý. Chỉ tiếc khi bức ký họa còn những đường nét cuối cùng thì ông lại ra đi. Tâm nguyện cuối cùng, muốn dành tặng cho người bạn đời tri kỷ một bức vẽ “yêu thương” đã không thành.

1000 bức tranh và nỗi lòng người ở lại

Bà Hồng kể, họa sỹ Cẩn ra đi rất nhanh. Ông chỉ ốm sơ sơ mấy ngày, thấy bụng ông ngày càng chướng to bà vội vàng đưa vào viện thì bác sỹ kết luận bị viêm bể cầu thận, không thể mổ được vì tuổi tác của ông đã cao, rồi mấy ngày sau đó ông mất.

Ông trút hơi thở cuối cùng vào 6 giờ 50 sáng 31/7/1994 tại Bệnh viện Việt Xô bên người tình duy nhất của cuộc đời ông. Tờ lịch hôm đó bà Hồng xé xuống vẫn giữ phẳng phiu trong chiếc hộp giấy cất giữ những kỷ vật của người chồng quá cố, trên đó ghi rằng: “Sáng mưa, trưa nắng, chiều nồm/ Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.