Tăng vài chục nghìn là chấp nhận được
Với mức học phí hiện nay, ở tất cả các bậc học, trường công lập vẫn là lựa chọn tốt nhất với đa số người dân Thủ đô bởi ưu thế về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên ổn định. Chị Nguyễn Hà Anh, có con học tại trường mầm non 10-10 Hoàng Mai cho biết, học phí trong trường công không phải là vấn đề khiến phụ huynh lo ngại dù có tăng thêm vài chục nghìn đồng, bởi so với khối ngoài công lập thì không đáng kể.
“Học phí 80.000 đồng chỉ chiếm chưa đến 1/10 khoản thu của trường mỗi tháng, bao gồm cả tiền ăn 2 buổi, tiền nước… Còn so với khoản thu của khối ngoài công lập mức trung bình từ 2-5 triệu đồng thì rõ ràng, học phí công lập không phải là vấn đề lớn” - chị Hà Anh cho biết.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Tuy nhiên, chị Hà Anh cũng nhấn mạnh, nếu các trường phát sinh các khoản thu đầu năm cộng với thông tin tăng học phí sẽ tạo tác động không nhỏ tới tâm lý cũng như mức thu chi của các gia đình trong dịp đầu năm học tới đây.
Mức học phí mới vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua với tất cả các bậc giáo dục mầm non, phổ thông công lập đều tăng ở mức cao nhất đối với khu vực thành thị là 20.000 đồng (từ 60.000 đồng tăng lên 80.000 đồng/tháng/học sinh).
trung tâm kế toán tại thủ đức
Mức tăng ở khu vực nông thôn là 10.000 đồng (từ 30.000 đồng lên 40.000 đồng/tháng/học sinh). Riêng khu vực miền núi tăng từ 8.000 đồng lên 10.000 đồng/tháng, chênh 2.000 đồng. Có thể thấy, sự chênh lệch về học phí giữa các khu vực khá lớn thay vì tăng đồng đều với mọi đối tượng. Cũng theo lộ trình dự kiến, đến năm học 2020-2021, mức chênh lệch này lên tới 10 lần giữa miền núi và thành thị, chênh hơn 2,5 lần giữa thành thị và nông thôn.
Quan trọng vẫn là chất lượng dạy và học
Ông Nguyễn Hữu Độ, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, học phí ở Hà Nội đang ở mức thấp nhất trong khung học phí quy định của Chính phủ. Cũng theo ông Nguyễn Hữu Độ, mức học phí năm học 2016-2017 của thành phố Hà Nội thấp hơn so với mức bình quân các thành phố trực thuộc Trung ương; thấp hơn mức thu bình quân của TP.HCM, Hải Phòng; thấp hơn so với bình quân 10 tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Lý giải về việc tăng học phí, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, các đơn vị phải sử dụng 40% tổng số thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại (60% nguồn thu học phí) được sử dụng để chi hỗ trợ phục vụ giảng dạy và học tập, điều này sẽ hạn chế về nguồn lực hỗ trợ các cơ sở giáo dục để nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, mức thu học phí thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến có đơn vị tự ý đưa ra các khoản thu khác để huy động phụ huynh học sinh dưới nhiều hình thức, gây tâm lý không tốt trong phụ huynh và dư luận xã hội.
Về vấn đề học phí, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội đặt vấn đề, cần chỉ rõ Hà Nội cần chất lượng giáo dục hay cần học phí thấp? Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, mức thu học phí phù hợp với từng đối tượng sẽ giúp các trường tăng nguồn thu để đầu tư cho hoạt động giáo dục.
]trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết, ngân sách dù đã rất ưu tiên cho giáo dục nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn chưa đủ, do vậy việc tăng học phí sẽ đem lại những tác động tích cực trong các trường công.
“Chúng tôi phải hết sức tiết kiệm và mới chỉ tập trung vào chi phí phục vụ giảng dạy chuyên môn. Trong khi đó, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất đều chỉ làm cầm chừng, hạn chế, bởi mức thu chưa đáp ứng. Hy vọng, với tình hình phát triển kinh tế nói chung và sự đồng tình của xã hội, các nguồn đóng góp cho giáo dục Hà Nội sẽ tiếp tục tăng lên, phù hợp với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học” - ông Nguyễn Quốc Bình chia sẻ.
Home »
» Tăng học phí tạo cơ hội đổi mới giáo dục
Tăng học phí tạo cơ hội đổi mới giáo dục
Posted by sunflower
Posted on 21:25
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét