“Ăn” điểm nhờ hiểu về trang phục dân tộc
Theo nhà thiết kế Lê Long Dũng bộ trang phục này được làm trong khoảng 3 tháng, lấy cảm hứng từ sự mạnh mẽ của “cha Rồng” Lạc Long Quân kết hợp với sự mềm mại của “mẹ Tiên” Âu Cơ trong truyền thuyết. Qua bộ trang phục này, nhà thiết kế muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế những biểu tượng đậm tính văn hoá của dân tộc Việt như: trống đồng, cổ vật, họa tiết tiên, rồng... Có khoảng 1.000 chi tiết được kết hợp để tạo nên bộ trang phục và chiếc mão đi kèm.
Nhiều ý kiến cho rằng, đây không phải là một bộ trang phục dân tộc và càng không thể gọi đó là “quốc phục” bởi nó không toát lên được màu sắc văn hoá Việt Nam. Nhiều người thậm chí còn lo ngại, với trọng lượng 45kg, bộ trang phục này thậm chí còn làm khó người đẹp khi di chuyển trên sân khấu hoặc không thể tránh được những sự cố đáng tiếc. dịch vụ kế toán trọn gói tại thanh trì
Một số chuyên gia văn hoá cho rằng, ngày nay người Việt hay lạm dụng hai từ “quốc phục” để chỉ những bộ trang phục dành cho các người đẹp mang đi dự đấu trường nhan sắc ở nước ngoài. Tuy nhiên, bản thân những người dùng hai từ đó vẫn chưa hiểu hết về ý nghĩa của hai từ “quốc phục”.
Theo một nhà nghiên cứu văn hoá (xin giấu tên) thì trong nghĩa rộng, “quốc phục” không nhất thiết phải là áo bà ba, áo tứ thân, áo dài truyền thống hoặc váy yếm. Nhưng mỗi trang phục đó phải mang tính biểu tượng và làm nổi bật được nét văn hoá đặc trưng của cả cộng đồng. Còn nếu hiểu theo nghĩa thông thường thì “quốc phục” cũng tương tự như quốc ca, quốc kỳ, quốc hoa… Tự trong bản thân mỗi bộ trang phục phải mang tính thống nhất, đậm đặc bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử của một dân tộc. Vì lẽ đó mà trước nay, những nhà thiết kế có tên tuổi thường chọn áo dài làm trang phục dân tộc hoặc “quốc phục” cho các người đẹp “mang chuông đi đánh xứ người”. Chỉ cần khoác lên mình bộ trang phục áo dài bước lên sân khấu và không cần giới thiệu là bạn bè quốc tế đã nhận diện ra đó là trang phục của Việt Nam.
Thực tế, không ít người đẹp Việt đã từng ghi điểm trên các đấu trường nhan sắc quốc tế nhờ những bộ trang phục áo dài đậm đặc màu sắc văn hoá Việt. Trong Miss Universe 2013, nhờ bộ áo dài hoa sen của nhà thiết kế Thuận Việt mà Trương Thị May đã dẫn đầu Top 5 danh sách người đẹp mặc quốc phục của chuyên trang sắc đẹp Missosology. Năm 2008, Thùy Lâm đã có mặt trong Top 10 người đẹp trình diễn trang phục truyền thống đẹp nhất của Miss Universe 2008 nhờ bộ trang phục áo dài có tên “Vũ khúc hạc” của nhà thiết kế Thuận Việt.
Tại chung kết Miss Grand International lần thứ hai diễn ra tại Thái Lan, bộ áo dài truyền thống của Cao Thùy Linh cũng giúp cô đoạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất.
Mới đây, bộ trang phục lấy ý tưởng từ chim hạc, tre, trúc… của nhà thiết kế Thuận Việt thiết kế riêng cho Phạm Hương mang đến Miss Universe 2015 cũng đã để lại nhiều ấn tượng bởi sự tinh tế và giàu màu sắc văn hoá.
Ngoài ra, nhờ trang phục dân tộc mà các người đẹp như: Thúy Vân, Lệ Quyên, Lan Khuê để lại nhiều dấu ấn trên đấu trường nhan sắc quốc tế. Trong đó, phải kể đến thành tích nổi bật của Thúy Vân khi trở thành Á hậu 3 Hoa hậu quốc tế 2015; Lan Khuê lọt top 11 Hoa hậu Thế giới 2015… dịch vụ kế toán trọn gói tại quốc oai
Quốc phục là quốc hồn, quốc tuý
Nhà thiết kế Thuận Việt chia sẻ, mỗi cuộc thi đều có những tiêu chí riêng về phần thi trang phục dân tộc. Có thể vì mục tiêu giao lưu văn hóa, có thể chỉ là một màn biểu diễn trang phục sân khấu… Tuy nhiên, theo nhà thiết kế này thì việc mặc trên mình một trang phục truyền thống không những chỉ là một bộ đồ đẹp mà nó còn là cái hồn của văn hóa Việt Nam mà mình muốn giới thiệu với bạn bè thế giới … dịch vụ kế toán trọn gói tại gia lâm
“Hãy cho thế giới biết về một Việt Nam đang phát triển nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hóa của mình chứ không chỉ một Việt Nam với hình ảnh bom đạn, chiến tranh hoặc những hình ảnh văn hóa lai căng”, nhà thiết kế Thuận Việt nói.
Home »
» Những ngộ nhận sai lầm về trang phục dân tộc trên đấu trường nhan sắc
Những ngộ nhận sai lầm về trang phục dân tộc trên đấu trường nhan sắc
Posted by sunflower
Posted on 07:24
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét