Bắt đầu phiên họp, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày dự thảo Nghị định theo hướng đề xuất giảm bớt những ưu đãi mà Hà Nội đang được hưởng, như việc giảm tỷ lệ thu ngân sách để lại cho thành phố. Báo cáo thẩm tra của UB Tài chính – Ngân sách của Quốc hội sau đó do Phó Chủ nhiệm UB Đinh Văn Nhã nêu ra những điểm bức xúc, khó khăn đối với Hà Nội khi áp dụng các quy định vì nhiều vấn đề sẽ “thiệt” hơn hiện tại.
học chứng chỉ bổi dưỡng kế toán trưởng
Nêu quan điểm về việc này, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, ngoài các quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Thủ đô đã và đang được thực hiện, Hà Nội thậm chí cần những ưu đãi nhiều hơn. Ông Chung đề nghị để lại tiền bán cổ phần trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc TP cho Hà Nội đầu tư phát triển (dự kiến khoảng 50.000 tỷ trong 5 năm tới).
Ví dụ, ông Chung mong được xem xét phân cấp để Hà Nội được chủ động đầu tư các dự án lớn (nhóm A), như dự kiến đầu tư đường sắt đô thị Nam Thăng Long – Nội Bài, ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng. Chủ tịch Hà Nội phân trần, nếu áp dụng theo các quy định hiện hành thì thủ tục trình Thủ tướng phê duyệt đối với một dự án đã mất 755 ngày, nếu không vướng mắc ở khâu nào, quá chậm cho yêu cầu giải quyết những áp lực về giao thông, hạ tầng của Thủ đô.
trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
Băn khoăn với đề xuất này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, theo quy định của luật thì các công trình, dự án đầu tư thuộc nhóm A không được ủy quyền mà thẩm quyền là Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi, giữa đề nghị của Hà Nội so với nội dung Tờ trình và báo cáo thẩm tra thì điểm nào bức xúc nhất? Nội dung Tờ trình so với hiện hành sẽ hạn chế hơn hay tạo thuận lợi hơn cho Hà Nội?
Không tán thành quan điểm ban hành quy định làm “thiệt” hơn cho Thủ đô, Chủ tịch Quốc hội ra đầu bài: “Nghị định ra đúng luật, đúng chủ trương, còn ra quy định mới mà hạn chế hơn thì Hà Nội cứ xin làm theo như cũ. Bởi lẽ, cơ chế đặc thù là phải có đột phá mạnh mẽ hơn giúp Hà Nội”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phân trần, các quy định thực hiện như cũ với Hà Nội sẽ khó khả thi vì năm nay cũng như trong vài năm tới, ngân sách Trung ương đang và sẽ tiếp tục rất khó khăn nên những đặc thù, ưu đãi với Thủ đô khó thực hiện được. Ông Dũng mong Hà Nội chia sẻ với Trung ương.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho rằng, Chính phủ, Bộ Tài Chính có thể báo cáo thêm về khó khăn trong cân đối nhưng quan điểm vừa thực hiện đúng luật. Ông Bình tán thành chủ trương ưu tiên Thủ đô, cần thiết thì cả nước có thể thắt lưng buộc bụng để có một Thủ đô đàng hoàng.
trung tâm kế toán tại tp hcm
Phát biểu thêm tại phiên họp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải nêu rõ những thách thức thành phố đang phải đối mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng giao thông. Nếu không kịp thời có cơ chế tháo gỡ, để thiếu tiền đầu tư thì có thể dẫn đến những vấn đề rất nghiêm trọng khi mà tốc độ di dân tự do và mật độ phương tiện giao thông không ngừng tăng.
"Hôm trước tôi có báo cáo Bộ Chính trị là Hà Nội đang nhìn thấy "thảm hoạ" tiến dần phía mình mà không biết làm cách nào chạy thoát” – ông Hải nói.
Bí thư Hà Nội dẫn chứng, Thủ đô đã có quy hoạch 8 tuyến tàu điện ngầm với 300km nhưng hiện tại chưa làm được mét nào vì nhà đầu tư không mấy mặn mà. 100 tuyến xe buýt thì tới 73 tuyến phải trợ giá và có thể phải tăng cường trợ giá hơn nữa để thu hút người dân sử dụng.
“Hà Nội là thành phố sự kiện và mỗi lần có sự kiện gì thì hết sức lo lắng. Nếu không giải quyết cấp bách thì từ vấn đề giao thông, môi trường rất dễ trở thành vấn đề chính trị” – Bí thư Hà Nội nhấn mạnh và cho biết cần nghiên cứu cơ chế đặc thù cho Thủ đô để vượt qua những thách thức đã thấy rõ.
Trên quan điểm đó, ông Hoàng Trung Hải cho rằng vẫn có thể điều chỉnh để ban hành nghị định vừa tạo điều kiện hơn cho Hà Nội mà Hà Nội vẫn chia sẻ được với Trung ương như tăng mức đầu tư điều chỉnh cho Hà Nội theo danh mục được quyết định trên tinh thần cân đối chung. Ông Hải cũng gợi ý việc huy động nguồn lực thực hiện các dự án ODA với tỷ lệ cho vay lại.
Chốt lại phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển thống nhất yêu cầu Chính phủ nghiên cứu những vấn đề Thủ đô đề xuất, tạo ra tính năng động, hiệu quả cho chính quyền Thủ đô thực hiện. Định hướng chung là Nghị định không làm giảm bớt những ưu đãi mà Hà Nội đang được hưởng.
Home »
» Bí thư Hà Nội: Cần cơ chế đặc thù vì thiếu tiền là thấy trước “thảm hoạ”
Bí thư Hà Nội: Cần cơ chế đặc thù vì thiếu tiền là thấy trước “thảm hoạ”
Posted by sunflower
Posted on 19:46
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét