Những chiến sĩ Vệ Út năm xưa, đến giờ đều trên 80 tuổi, nhưng vẫn nhớ như in những hình ảnh 60 ngày đêm (từ 19/12/1946 đến 17/02/1947) chiến đấu ngoan cường “giam chân” địch ở Hà Nội tạo điều kiện để Trung ương Đảng, Chính phủ rút về khu an toàn, tản cư được phần lớn nhân dân, đưa một khối lượng lớn máy móc lên chiến khu... góp phần cho cả nước chuẩn bị chủ động bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ.
dịch vụ kế toán thuế tp hcm
Sớm mồ côi cha mẹ, Vệ Út Phùng Đệ về bãi Phúc Tân ở với người cô của mình. Năm 13 tuổi, cậu bé Phùng Đệ phải đi học nghề làm giầy để kiếm cơm. “Lúc đó, vụ việc gì xảy ra ở Hà Nội, anh thợ cả cũng đưa tôi đi xem, từ thảm sát ở Hàng Bún, Tây cướp bóc nhân dân, rồi ta cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ. Vì vậy, tuy nhỏ tuổi mà tôi đã rất gét Tây”, Vệ Út Phùng Đệ nhớ lại.
Bãi Phúc Tân hồi đó chỉ là một doi đất nhỏ nằm ven sông Hồng, khu vực sống của những người nghèo khó, nên nhà cửa đều xây dựng tạm bợ. Khi toàn quốc kháng chiến nổ ra, bãi Phúc Tân chìm trong biển lửa. Đến rạng sáng ngày 20/12/1946, nhà cửa cháy rụi hoàn toàn. Nhân dân chạy khắp nơi, thân phận những đứa trẻ như cậu bé Phùng Đệ cũng mịt mờ như khói lửa chiến tranh.
Trong tiếng súng nổ khắp nơi, cậu bé Phùng Đệ chạy vào phố Hàng Bè tìm nơi lánh nạn. “Vào đó thấy anh Tự vệ đào hào, tôi cũng nhảy xuống làm cùng và ngỏ ý xin vào chiến đấu với các anh. Anh Trung đội trưởng hỏi tôi có sợ Tây không, tôi trả lời ngay là không sợ. Sau khi nhận tôi vào làm liên lạc, anh đưa tôi hai quả lựu đạn và bảo nếu gặp Tây thì phải chiến đấu với nó, còn nếu bị bắt thì phải cùng chết với nó. Từ đó tôi trở thành chú bé liên lạc của Trung đoàn Thủ đô”, Trung tá Phùng Đệ kể lại.
Khi tiếng súng, pháo gầm vang khắp Hà Nội, hàng vạn người tản cư về những miền quê ở Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định… Nhưng những cậu bé Vệ Út vẫn gan góc bám trụ ở Hà Nội, hoạt động giữa lòng địch, hỗ trợ rất đắc lực trong cuộc chiến 60 ngày đêm. Trung tá Phùng Đệ ví những Vệ Út khi đó như những chú sóc nhỏ, ngày đêm luồn lách, leo trèo qua các khu nhà tìm kiếm thông tin về địch; còn khi bộ đội hết gạo, hết nước các em cũng đi vào từng nhà dân mang về.
“Điểm đầu tiên của Vệ Út khi đó là phải thuộc tất cả các tuyến đường, dãy nhà nếu không đi loanh quanh có khi lại nhầm sang phố khác hoặc quay lại vị trí ban đầu. Chúng tôi cũng đảm nhận nhiệm vụ ngày đêm đi trinh sát, xem địch ở đâu, hoạt động thế nào rồi về dẫn các anh đi quấy rối địch”, Trung tá Phùng Đệ cho hay.
dịch vụ làm giải thể doanh nghiệp
Ông Phùng Đệ cho biết, những Vệ Út khi đó nghĩ ra những cách bảo vệ bản thân rất hay. “Ví dụ như bạn Trần Việt Minh khôn lỏi, lúc nào cũng mặc gần chục cái áo lên người khi dẫn các anh đi tấn công kẻ thù. Một hôm bị mảnh lựu đạn găm vào sườn, y tá phải rất vất vả cắt lớp áo đó ra. Khi hỏi vì sao mặc nhiều áo đến vậy, Minh thực thà nói rằng vì tưởng mặc nhiều áo thì đạn không xuyên được đến người”, Trung tá Đệ kể về người đồng đội của mình năm xưa.
Trung tá Đệ khẳng định vai trò của Vệ Út rất quan trọng trong cuộc chiến 60 ngày đêm “gian chân” địch ở Hà Nội. Có những em nhỏ không ngại hiểm nguy khi bị địch bao vây. Trong đó có em Trang Công Lũy khi mới 9 tuổi đã liều mình ném lựu đạn phá vòng vây của địch. “175 em và 200 phụ nữ, đó là trung đoàn từ nhân dân mà ra”, Trung tá Phùng Đệ tự hào nói.
Còn Đại tá Nguyễn Huy Du (nguyên là cán bộ Cục Khoa học quân sự - Bộ Tổng tham mưu) cho biết, những ngày cuối năm 1946, thực dân Pháp trở mặt đánh chiếm Lạng Sơn, Hải Phòng và gây hấn ngay tại Hà Nội, ngang nhiên khiêu khích trắng trợn, cướp bóc, bắn giết đồng bào ta trên các đường phố với dã tâm, âm mưu cướp nước ta một lần nữa. Căm phẫn trước những hành động tàn bạo của chúng, cụ đã nghỉ học và trốn gia đình ở lại để tham gia chiến đấu.
Đúng 20 giờ 3 phút ngày 19/12/1946, đèn điện vụt tắt, những quả đại bác đầu tiên ở pháo đài Láng, Xuân Tảo, Xuân Canh… nã vào thành Hà Nội. “Giờ cứu nước đã đến, chúng tôi phải xông ngay ra đường để ngả cây cối, ngả cột đèn, rải mìn, rải chướng ngại vật ở phố hàng Da, phố Đường Thành để chặn địch tấn công từ trong thành ra. Tôi đã cùng Trung đội 3 tự vệ chiến đấu, đánh địch từ Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Gai…”, cựu binh Nguyễn Huy Du nhớ lại.
Do chiến đấu xông xáo, nhanh nhẹn, chiến sĩ Nguyễn Huy Du được về làm trinh sát cho Tiểu đoàn 102 khu Đông Thành. Ngoài việc trinh sát nắm tình hình địch, Nguyễn Huy Du còn làm nhiệm vụ dẫn bộ đội đi tập kích, phục kích và đánh phản kích địch khi chúng mở các cuộc tấn công.
thuê dịch vụ kế toán tại hải phòng
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nên cậu bé Nguyễn Huy Du thuộc làu đường đi lối lại cả trong lẫn ngoài của những con phố khu Hoàn Kiếm và Đông Thành. Sau 60 ngày đêm chiến đấu, lăn lộn, quần nhau với địch trong những căn nhà đổ nát, những khu phố bị bắn tan hoang, cuộc sống trong các chiến hào đầy gian khổ, thiếu thốn… nhưng với tinh thần chiến đấu đầy quả cảm, không sợ hy sinh, lại được thư động viên của Bác Hồ và các lãnh đạo, các chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ “giam chân” địch trong lòng Hà Nội.
Dù đã 70 năm trôi qua, nhưng những ký ức ấy vẫn ăn sâu trong ký ức Đại tá Nguyễn Huy Du. “Hàng năm cứ vào dịp cuối năm, tôi không thể quên mùa Đông năm 1946, mùa đông rét mướt, ác nghiệt, mùa đông có nhiều thử thách hiểm nghèo như trong thế ngàn cân treo sợi tóc, buộc quân và dân ta phải cầm súng bảo vệ chính quyền vừa mới giành được. Cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt nhưng đã chiến thắng vẻ vang, đem lại nhiều bài học kinh nghiệm vô giá về ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền”, Đại tá Nguyễn Huy Du xúc động chia sẻ.
Home »
» Vệ Út “con thoi” giữa làn đạn thực dân Pháp mùa Đông năm 1946
Vệ Út “con thoi” giữa làn đạn thực dân Pháp mùa Đông năm 1946
Posted by sunflower
Posted on 19:05
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét