Định danh
Cysteamine, aminoethanethiol, thioethanolamine, là một sản phẩm chuyển hóa của acid amin cysteine.
Trong y khoa, cysteamine được sử dụng để điều trị các rối loạn bài tiết cystin (cystinosis), xơ nang tụy ( cystic fibrosis ), bệnh Batten , bệnh Huntington và các bệnh nhiễm bức xạ.
dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
Tác dụng kích thích tăng trọng liên quan tới hóc môn tăng trưởng. Các thí nghiệm cho thấy, chất Cysteamine có thể giúp lợn thịt tăng trọng tới trên 33%, tăng tỉ lệ nạc 4,6%, giảm tỉ lệ mỡ 8,5% so với đối chứng....
Cysteamine hoạt động như thế nào, tăng trọng ra sao?
Hóc môn tăng trưởng (Growth Hormone, GH) do tuyến yên tiết ra sẽ kích thích tăng trưởng các mô toàn thân: xương, cơ, mỡ… đồng thời kích thích gan và một số mô sản sinh ra chất IGF-1. Hóc môn IGF-1 điều khiển các cơ quan tạo huyết ở tủy, xương, lách…
dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Sự chế tiết GH được gia tăng lên nhờ GHRH (growth hormone releasing hormone) và ức chế giảm xuống nhờ GHRIH (growth hormone release inhibiting hormone), còn gọi là SS (somatostatin) hay SRIF (somatotropin realease inhibitory factor; nhờ thế luôn ổn định, cân bằng phát triển.
Cysteamine có tác dụng ức chế tác dụng của SS, khiến hóc môn tăng trưởng GH được tự do hoạt động, vật nuôi cho thức ăn có cysteamine sẽ phát triển nhanh, tăng trọng và gia tăng tỉ lệ nạc.
Các thí nghiệm thực hiện tại Trung Quốc cho thấy, khi cho gà vịt sử dụng thức ăn có thêm chế phẩm cysteamine với liều lượng 400mg/kg thức ăn, sẽ giúp gà vịt tăng trọng từ 5-17%. Các khảo sát trên lợn thịt với liều lượng 500mg/kg thức ăn có thể giúp lợn gia tăng tốc độ tăng trọng từ 14% đến 33%, lượng nạc tăng thêm 4,6% và lượng mỡ giảm8,5%
Và những tác hại…
Vào cơ thể, cysteamine ức chế enzyme glutathione peroxidase, làm sản sinh ra nước oxy già (hydroperoxide, H2O2), gây độc tế bào.
Việc sử dụng cysteamine để tăng trọng và tạo nạc vật nuôi dẫn đến sự gia tăng đột biến các hóc môn tăng trưởng, kéo theo sự gia tăng và tồn dư IGF-1 trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất IGF-1 tồn dư trong sữa có thể gây nguy cơ ung thư vú, ung thư đại tràng và tuyến tiền liệt ở người.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại phú thọ
Dù chưa có nghiên cứu khẳng định việc tồn dư IGF-1 trong thịt và phủ tạng lơn, gà có thể gây nguy cơ ung thư cho con người, nhưng các nghiên cứu trên chuột cho thấy, sử dụng cysteamine có thể làm sản sinh ra các dẫn chất như toluen, dopamin antagonist hay MPTP (1-methyl-4 phenyl 1,2,3,6 tetrahydropyridine) là các độc tố thần kinh, và gây viêm loét hành tá tràng ở chuột. Liều gây chết 50% (LD50) ở chuột: uống là 625 mg/kg thể trọng; tiêm tĩnh mạch là 190 mg/kg, tiêm phúc mạc là 250 mg/kg và tiêm dưới da là 84 mg/kg.
Theo Viện Thú y, Bộ NN&PTNT, cysteamine khi được sử dụng như một phụ gia thức ăn chăn nuôi để kích thích tăng trưởng thì những người ăn phải thịt chứa chất này trong một thời gian dài dễ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư kết tràng và tuyến tiền liệt, suy yếu hệ thống miễn dịch…
Đôi điều bàn luận
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Canada, Mỹ, Austrailia, Nhật Bản... cysteamine chưa có tên trong danh sách các chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. Ngay tại châu Âu, cysteamine cũng chưa bị đua vào danh mục các chất cấm. Từ năm 1996, châu Âu chỉ quy định không được sử dụng các chất có hoạt động hóc môn để kích thích tăng trưởng vật nuôi. Trung Quốc là nước duy nhất cho phép sử dụng cysteamine làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho hay Cục đang soạn thảo Thông tư để đưa chất Cysteamine vào danh mục chất cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, đồng thời tiến hành các thủ tục chỉ định phòng thử nghiệm phân tích chất cysteamine để quản lý VSATTP. Dự kiến sẽ hoàn thiện trong tháng 12/2016.
Theo tôi, trừ những phương pháp sinh học “sạch” để tăng trọng, tạo nạc như dùng vitamin, vi chất ….những cách tăng trọng “có vấn đề” như dùng các beta agonist (salbutamol) hay cysteamine .. . đều nên cấm hay kiểm soát sát sao.
Home »
» Chất tạo nạc cysteamine độc hại ra sao?
Chất tạo nạc cysteamine độc hại ra sao?
Posted by sunflower
Posted on 21:51
with No comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét