Home » » Các cường quốc "vung tiền như nước" cho hoạt động tình báo

Các cường quốc "vung tiền như nước" cho hoạt động tình báo

Vụ bắt giữ gần đây đối với Jerry Chun Shing Lee, một cựu mật vụ CIA bị cáo buộc bán thông tin cho Trung Quốc, đã làm gia tăng nhiều suy luận và đồn đoán. Lee được cho là đã tiết lộ các phương thức liên lạc của CIA cho chính phủ Trung Quốc. Với thông tin có được, Bắc Kinh được cho là đã giết hoặc bỏ tù khoảng 20 người cung cấp tin tức cho cơ quan tình báo Mỹ tại Trung Quốc, gây tổn thất nghiêm trọng cho các hoạt động của CIA.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ
Lee, một công dân Mỹ, đã bị bắt tại sân bay JFK ở New York hồi tháng 1. Câu chuyện về điệp viên hai mang này đã ngay lập tức lan truyền. NBC News gọi đây là “một trong những vụ sơ hở tình báo nghiêm trong nhất trong lịch sử Mỹ”. SCMP tiết lộ rằng Lee đã sống tại Hong Kong trong nhiều năm dưới bỏ bọc nhân viên tư vấn an ninh cho một công ty thuốc lá và hãng đấu giá Christie’s.

Trước đó, thế giới cũng bị chấn động bởi một câu chuyện ồn ào khác. Lần này, báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin rằng bà Wendi Deng Murdoch, vợ cũ của tỷ phú truyền thông Rupert Murdoch, là một điệp viên của Trung Quốc. Dẫn các nguồn tin giấu tên, WSJ cho hay giới chức phản gián Mỹ hồi đầu năm 2017 đã “cảnh báo Jared Kushner, con rể kiêm cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng bà Wendi Deng Murdoch - một doanh nhân người Mỹ gốc Trung Quốc có tiếng - có thể lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Kushner và người vợ Ivanka Trump, để phục vụ các lợi ích của chính phủ Trung Quốc”.

Vụ việc dường như có liên quan tới việc xây dựng một khu vườn của Trung Quốc trị giá 100 triệu USD tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia của Mỹ ở thủ đô Washington. Theo WSJ, dự án này có thể trở thành một nguy cơ an ninh vì nó bao gồm một tòa tháp màu trắng cao 21m, có thể được sử dụng để phục vụ hoạt động giám sát”. Khu vườn này chỉ cách Nhà Trắng và trụ sở quốc hội Mỹ khoảng 8km.
dịch vụ thành lập dn tại bắc ninh
Đó chỉ là những ví dụ nhỏ trong lịch sử tình báo và phản gián lâu đời giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Trong lịch sử, các câu chuyện tình báo cũng thú vị không kém.

"Vung tiền như nước"?

Các lãnh đạo chính trị có xu hướng chi đậm hơn cần thiết vào hoạt động tình báo và phản gián. Tuy nhiên, ngay cả cơ quan tình báo hoạt động hiệu quả nhất cũng khó biện minh cho số tiền chi ra. Vào năm 2010, chính phủ Mỹ lần đầu tiên chính thức công bố tổng chi tiêu cho hoạt động gián điệp là 80 tỷ USD. Con số này bao gồm 53,1 tỷ USD cho các chương trình gián điệp phi quân sự và 27 tỷ USD cho tình báo quân sự. Trong khi đó, ngân sách của Bộ Giáo dục Mỹ khi ấy là 66 tỷ USD, Bộ Ngoại giao là 16,38 tỷ USD và Cơ quan bảo vệ môi trường là 10,5 tỷ USD.
dịch vụ thành lập văn phòng đại diện
Dù chi khoản tiền lớn như vậy nhưng Washington không có nhiều thông tin để công khai với công chúng. Năm 2010, một phần tử khủng bố nghiệp dư 30 tuổi đã định cho nổ tung một quả bom gài trên ô tô trên các con phố đông đúc tại quảng trường Thời đại, New York. Thảm họa may mắn đã được ngăn chặn nhờ vào nhiều yếu tố như sự may mắn, kẻ đánh bom nghiệp dư và một người bán hàng nhìn thấy khói bốc ra từ phương tiện và báo cho cảnh sát. CIA và FBI không biết nghi phạm Faisal Shahzad, kẻ sinh tại Pakistan, là ai cho tới phút cuối.

Vụ việc trên bị lu mờ so với vụ tiết lộ tài liệu mật gây chấn động thế giới mà trang web WikiLeaks công bố cùng năm đó, vốn là một trong những vụ sơ hở tình báo nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.