Home » » Một nhiệm kỳ kinh tế Tây Nguyên khởi sắc

Một nhiệm kỳ kinh tế Tây Nguyên khởi sắc

Vốn đầu tư vào Tây Nguyên liên tục tăng

Đánh giá về Tây Nguyên, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nguyên nhấn mạnh: Nhận thức được vị trí chiến lược của Tây Nguyên, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và cải thiện đời sống của nhân dân. Có thể kể đến Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18/1/2002 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010 và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24/10/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa 9) về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020 cùng với nhiều chủ trương, chính sách quan trọng của Chính phủ. Các bộ, ban, ngành đã kịp thời xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, tăng cường lực lượng, cán bộ cho Tây Nguyên, giải quyết kịp thời những vấn đề bức thiết của các vùng dân tộc thiểu số. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên; phối hợp với các bộ, ban, ngành nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Chính phủ nhiều chủ trương quan trọng liên quan đến chính sách dân tộc, giải quyết những vấn đề bức xúc về đất đai, nhà ở, việc làm, giao đất rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Các địa phương trong khu vực và cả nước đã quan tâm liên kết, hỗ trợ về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh

Theo ông Trần Việt Hùng, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, từ năm 2011 đến nay, vùng Tây Nguyên có 38 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đầu tư là 122 triệu USD. Trong đó, Lâm Đồng đang đứng đầu vùng với 29 dự án và 74,9 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 61,5% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Đắc Lắc đứng thứ hai với 3 dự án đầu tư với tổng số vốn là 33 triệu USD, chiếm 27,1% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Đứng thứ ba là Gia Lai với 3 dự án và 7,6 triệu USD vốn đầu tư, chiếm 6,3% tổng vốn đầu tư của cả vùng. Hai tỉnh tiếp theo là Kon Tum và Đắc Nông với tổng số vốn đầu tư lần lượt là 3,2 triệu USD và 3 triệu USD. Đã có 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại vùng Tây Nguyên: Hàn Quốc đứng đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào vùng này với 14 dự án và 38,6 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư của toàn vùng; Hà Lan đứng thứ hai với 3 dự án, tổng số vốn đầu tư là 26,2 triệu USD, chiếm 21,5%; Hồng Công (Trung Quốc) đứng thứ ba với 3 dự án và 19,4 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 15,9%. Tính đến hết năm 2014 đã có tổng số 148 dự án FDI đầu tư vào các tỉnh khu vực Tây Nguyên với tổng vốn đăng ký 819 triệu USD. Bình quân 1 dự án là 5,5 triệu USD.
dịch vụ kế toán tại hưng yên
Ông Trần Việt Hùng cũng cho biết thêm, xét về lĩnh vực đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 tại Tây Nguyên thì lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất, với 16 dự án và 54,4 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 44,6% tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Đứng thứ hai là lĩnh vực nông, lâm, thủy sản có 16 dự án với 20,1 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư của toàn vùng. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với tổng số vốn là 19,5 triệu USD, chiếm 16% tổng vốn đầu tư.
dịch vụ kế toán tại phú nhuận
Về tín dụng giúp Tây Nguyên phát triển, Ông Võ Minh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, tổng số tiền các ngân hàng cam kết cho vay hơn 2.800 khách hàng doanh nghiệp tại Tây Nguyên đến nay đạt hơn 25.000 tỷ đồng. Các hình thức hỗ trợ khác như cơ cấu nợ, điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay cũ… đạt dư nợ hơn 4.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nguyên là hơn 11.000 tỷ đồng, với gần 517.000 hộ dân còn dư nợ. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 228.000 hộ thoát nghèo, tạo điều kiện cho gần 45.500 lao động có việc làm, hơn 212.000 học sinh, sinh viên được vay vốn đi học và hơn 323.000 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng...

Mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Nguyễn Văn Bình đã chứng kiến sự kiện 8 ngân hàng thương mại (gồm LienvietPostBank, VietcomBank, VietinBank, AgriBank, BIDV, SHB, MB, SacomBank) ký kết với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Đồng thời, các ngân hàng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như: Thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,… “Những hợp đồng tín dụng giữa ngành ngân hàng với các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn 5 tỉnh vùng Tây Nguyên là những minh chứng cụ thể về tiềm năng, thế mạnh của vùng. Có thể khẳng định, ngành ngân hàng đã và đang tiếp tục khơi dòng tín dụng để giúp Tây Nguyên phát triển từng ngày”, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.