8 mẹo vặt cuộc sống hữu ích cho mọi phụ nữ

Với cuộc sống bận rộn ngày nay, chị em chúng ta luôn phải "bỏ túi" một số mẹo vặt cần thiết để tiết kiệm thời gian hơn, và để việc dọn dẹp trở nên suôn sẻ, dễ dàng

1. Để rửa sạch máy xay sinh tố, chỉ cần cho ít nước rửa chén vào máy, thêm nước đậy nắp và bật máy. Sau đó mở máy xay, đổ nước đi và tráng lại bằng nước sạch.

2. Nếu bạn bóc trứng mà thường xuyên bị thế này...
…hãy cho vào nồi luộc trứng một thìa baking soda (thuốc muối), có bán tại hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, vỏ trứng sẽ tự tách ra dễ dàng hơn nhiều.

Cách 2: Để quả trứng thật nguội (có thể ngâm vào nước sôi để nguội), là bạn sẽ dễ ràng tách vỏ ra được.

3. Để ăn bim bim mà không bị bẩn tay: Xoay tròn phần mép ở đáy gói bim bim. Những miếng bim bim sẽ tự động đẩy lên phía trên.

4. Thay vì vắt chanh thế này...

…hãy dùng một chiếc kẹp (thường dùng để kẹp cua, gắp đá) vắt kiểu này

5. Sau khi luộc khoai tây, thả những củ khoai vào nước lạnh 5 phút rồi lấy ra, dùng tay vuốt mạnh vào vỏ khoai tây, lớp vỏ sẽ tự động tách ra.

6. Thay vì gấp và xếp quần áo chồng lên nhau, hay xếp chúng dựng lên như những tập tài liệu. Như vậy, khi muốn chọn lựa chiếc nào, bạn chỉ việc rút ra mà không làm ảnh hưởng tới những quần áo khác trong ngăn kéo.

7. Thay vì cài ngang chiếc kẹp tăm như cách thông thường, hãy cài theo chiều mũi tên trong ảnh. Bạn sẽ thấy kẹp tăm giữ tóc chắc hơn và không bị trơn trượt.

8. Thay vì đánh móng tay loạn xạ, không theo quy tắc nào, hãy chấm màu móng lên phần giữa móng tay như hình, di chuyển chổi đánh móng tay lên xuống và dần dần sang hai bên để có bộ móng sơn đẹp hoàn hảo, không bị lem nhem.

10 điều khách Việt Nam cần lưu ý khi đi máy bay

Những việc rất nhỏ này tưởng chừng như quen thuộc, nhưng chúng ta thường ít khi nhớ đến. Vì vậy để có một chuyến bay an toàn và vui vẻ, chúng ta nên lưu lại những điều này



1. Bạn có thể sử dụng điện thoại thoải mái từ lúc còn ở nhà chờ cho đến khi lên máy bay. Nhưng hãy tắt điện thoại và đặt chế độ máy bay ngay sau khi cửa máy bay đã đóng.

2. Khi máy bay vừa cất cánh là vẫn chưa đạt độ cao an toàn (vẫn còn “leo dốc” lên độ cao thích hợp) nên giữ nguyên vị trí và cài chặt dây an toàn đến khi đèn hiệu cài dây an toàn tắt.

3. Turbulence (khi máy bay đi qua vùng thời tiết xấu), một lần nữa đèn hiệu cài dây an toàn lại bật lên. Tiếp viên sẽ đọc phát thanh nhắc nhở mọi người ngồi tại chỗ và cài dây an toàn. Vì vậy nếu mọi người muốn đi toilet thì cũng nên nhịn một chút, vì nếu lỡ máy bay bị giằng thì rất bất tiện.

4. Đi toilet, nhớ khóa cửa.

5. Nút gọi tiếp viên, hạn chế bấm liên tục. Chỉ bấm khi bạn thật sự cần. Còn những việc lặt vặt, có thể tự làm hoặc hỏi những người ngồi cạnh.

6. Đi du lịch nước ngoài là sẽ phải điền vào Arrival Card, vì vậy nhớ mang theo cây viết.

7. Khi bạn vừa lên máy bay thì cơ trưởng đã phát thanh thông báo thời gian, địa điểm và máy bay sẽ bay bao lâu. Vì vậy hãy lưu ý lắng nghe.

8. Muốn đổi chỗ, hãy đợi sau khi máy bay cất cánh, đèn hiệu cài dây an toàn tắt, nếu thấy có chỗ nào trống thì bạn có thể di chuyển đến đó ngồi. Và thông báo cho tiếp viên.

9. Ở trên máy bay rất lạnh. Nên các bạn chú ý vào việc giữ ấm cho cơ thể.

10. Và điều quan trọng cuối cùng, hành xử có văn hoá. Tiếp viên sẽ không mất văn hoá hay mất kiên nhẫn với bạn, họ chỉ mời bạn ra khỏi chuyến bay nếu như bạn có những hành động hay lời nói không đúng mực.

Trên đây chỉ là những lưu ý nhỏ về những điều có thể bạn chưa biết khi đi máy bay. Hãy cho tiếp viên trên toàn thế giới biết người Việt Nam mình cũng rất là văn minh và lịch sự khi đi máy bay

Xã giao cơ bản

Về cơ bản tôi không thích kiểu người thân thiện với cả thiên hạ. Đơn giản là tôi không thể tìm thấy sự thật lòng nào từ một người không biết yêu ghét phân minh. Họ bảo đó là cảnh giới tối cao của đạo, là không sân si thù oán. Lý thuyết là thế nhưng chả có lý lẽ nào được coi là hợp lý khi đứng trước những người chả ra gì lại vẫn cứ hi hi hi hi. Chúng ta không nhất thiết phải lồng lộn giận dữ. Nhưng chúng ta tuyệt đối đừng đóng giả sự hiền lương hay bao dung.
Với tôi giữ cho tâm thanh thản chính là tránh xa những người, những chuyện mà mình chướng mắt. Bởi xét cho cùng ai cũng có tiêu chuẩn của cuộc đời mình, tôi ko đủ tư cách đánh giá nên tôi sẽ không vướng dây vào, dù chỉ là một nụ cười xã giao!!…”

Phụ nữ Đừng

Đừng yêu thương những gì bạn chưa thể tin tưởng.
Đừng ganh ghét những thứ mà bạn không thể có.
Đừng nói ra những điều mà bạn không thể làm.
Đừng phán xét những việc mà bạn không được biết.

BỨC THƯ TÂM HUYẾT CỦA CỤ ÔNG DÀNH CHO CHÁU

Bức thư được đăng tải trên Huffington Post và đã khiến không ít độc giả xúc động trước những lời khuyên tâm huyết của ông James K. Flanagan dành cho các cháu.
Dưới đây là bức thư của ông James K. Flanaga:
"Ryan, Conor, Brendan, Charlie và Mary Catherine yêu quý,
Rachel (con gái của ông James) cứ giục ông viết cho các cháu vài lời khuyên, về những điều quan trọng mà ông đã học được trong cuộc sống. Ông bắt đầu viết bức thư này vào ngày 8/4/2012, đêm trước sinh nhật lần thứ 72 của ông.
1. Các cháu đều là món quà tuyệt vời mà Chúa ban tặng cho gia đình ta và cho cả thế giới. Hãy luôn nhớ điều đó, đặc biệt là khi những mối ngờ vực và sự chán nản bủa vây các cháu.
2. Đừng sợ hãi... về bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì. Hãy theo đuổi những hy vọng và ước mơ dù khó khăn đến đâu, dù chúng có "khác biệt" đến mấy trong mắt người khác. Rất nhiều người không làm những gì mình muốn hay những gì nên làm vì e dè ánh mắt, lời bàn tán của người khác. Hãy nhớ, những người không mang súp gà đến cho cháu khi cháu ốm hay đứng bên cạnh cháu khi cháu gặp khó khăn, thì họ chẳng đáng quan tâm đâu.
Hãy tránh xa những kẻ bi quan, những kẻ lắng nghe ước mơ của cháu rồi nói "Ồ, nhưng nếu như...". Chẳng có cái "nếu như" nào cả. Hãy hiện thực hóa nó! Điều tồi tệ nhất trong cuộc sống là quay đầu lại và nói "Lẽ ra tôi nên...". Hãy chấp nhận mạo hiểm và không sợ lỗi lầm.
3. Ai trên thế giới này cũng chỉ là một người bình thường. Một số người có thể đội mũ miện, (tạm thời) có quyền lực, có tiếng tăm và muốn cháu nghĩ rằng họ ở cấp bậc cao hơn những người khác. Đừng tin họ. Họ cũng có cùng những nỗi sợ hãi, sự nghi ngờ, và hy vọng như cháu; họ cũng ăn uống ngủ nghỉ và đánh rắm như bất kỳ ai.
4. Lập một danh sách cuộc sống với tất cả những việc cháu muốn làm: đi du lịch, học một kỹ năng, học một ngôn ngữ, gặp ai đó đặc biệt. Hãy ghi thật nhiều thứ và mỗi năm làm một vài điều trong danh sách. Đừng nói "Mai tôi sẽ làm" (hay tháng sau, năm sau), đó là con đường chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Chẳng có ngày mai, cũng không có "thời điểm thích hợp" để bắt đầu một điều gì đó ngoại trừ ngay bây giờ.
5. Luyện tập câu tục ngữ Ireland: "Khen ngợi đứa trẻ và nó sẽ tỏa sáng".
6. Tốt bụng và hết lòng giúp đỡ mọi người, đặc biệt là những người yếu đuối, sợ hãi và trẻ em. Ai cũng phải gánh một nỗi đau nào đó, và họ cần lòng trắc ẩn của chúng ta.
7. Đừng gia nhập quân đội hay một tổ chức nào dạy cháu cách giết chóc. Chiến tranh là ma quỷ. Mọi cuộc chiến đều được khởi xướng bởi những người đàn ông lớn tuổi, ép buộc hoặc lừa gạt những thanh niên trẻ để họ thù ghét và giết lẫn nhau. Những người đàn ông lớn tuổi sống sót và họ kết thúc cuộc chiến bằng giấy và bút, cũng giống như cách họ mở màn. Nhiều người vô tội phải chết. Nếu chiến tranh là tốt và cao thượng thì sao những người lãnh đạo đã khởi xướng chiến tranh không ra chiến trường mà chiến đấu?
8. Đọc nhiều sách nhất có thể. Sách là hiện thân của sự thông thái, là nguồn sáng, nguồn cảm hứng tuyệt vời. Sách không cần pin sạc hay kết nối và có thể đi đến bất cứ đâu.
9. Thật thà.
10. Thường xuyên đi du lịch, nhất là khi còn trẻ. Đừng đợi đến khi cháu có "đủ" tiền hay đến khi "đúng dịp". Chẳng bao giờ đến lúc đó đâu.
11. Chọn công việc hay chuyên môn cháu muốn làm. Chắc chắn điều này không dễ dàng, nhưng một công việc phải là một niềm vui. Hãy cẩn thận khi làm việc gì chỉ vì tiền, nó có thể phá hủy tâm hồn cháu.
12. Đừng la hét, vừa không có tác dụng vừa làm tổn thương cả cháu và những người khác. Bất cứ khi nào ta kêu la, ta đều thất bại.
13. Luôn luôn giữ lời hứa với trẻ con. Đừng nói "Bố mẹ sẽ xem xét" khi trong đầu cháu nghĩ là "không". Trẻ con trông đợi sự thật, hãy cho chúng sự thật cùng tình yêu và lòng tốt.
14. Đừng bao giờ nói với ai rằng cháu yêu họ khi sự thực không phải thế.
15. Sống chan hòa với tự nhiên: ra ngoài trời, đến những rừng cây, núi, biển, sa mạc. Điều này rất quan trọng cho tâm hồn cháu.
16. Đến thăm Ai-len. Đó là nơi linh hồn của gia đình chúng ta sinh ra.
17. Ôm những người cháu yêu mến. Nói với họ rằng họ có ý nghĩa như thế nào với cháu, ngay bây giờ, đừng đợi đến khi quá muộn.
18. Biết ơn. Có một câu nói rằng: "Hôm nay là một ngày trong cuộc đời chúng ta, và nó sẽ không bao giờ trở lại". Hãy ghi nhớ điều này mỗi ngày."
Trong điếu văn của ông James K. Flanagan có viết, ông "tự hào khi sống tự do và chiến đấu bền bỉ cho những người yếu."
Ông là một tác giả tài năng, một nhà thơ và là một người kể chuyện Ai-len. Tình yêu lớn nhất của ông là dành thời gian ở bên gia đình, nhất là với 5 đứa cháu Ryan, Conor, Brendan, Charles và Mary Catherine.

ƯỚC MƠ TRONG ĐỜI

Ngày đầu tiên đến trường đại học, thầy giáo phụ trách giới thiệu với chúng tôi một sinh viên đặc biệt. Tôi đứng lên khi có một bàn tay dịu dàng đặt lên vai, quay lại và nhìn thấy một bà lão nhỏ thó với nụ cười tạo sự ngời sáng trên toàn bộ gương mặt nhăn nheo của bà…
Tôi tò mò muốn biết điều gì đã thúc đẩy bà đi học vào lúc tuổi đã già.
"Trong suốt cuộc đời, tôi luôn luôn ước mơ đạt được trình độ đại học và nay tôi đang thực hiện ước mơ đó." - Bà nói.
Sau buổi học chúng tôi trở nên bạn thân. Mỗi ngày trong những tháng sau đó, chúng tôi rời lớp học cùng nhau và trò chuyện không dứt. Tôi luôn bị mê hoặc khi lắng nghe “cái máy thời gian” này chia sẻ sự hiểu biết và kinh nghiệm sống với tôi…
Vào thời gian cuối cùng của học kỳ, chúng tôi mời bà nói chuyện tại bữa tiệc của đội bóng. Tôi không bao giờ quên những gì bà đã nói với chúng tôi hôm đó.
“...Có 4 bí quyết để luôn trẻ mãi hạnh phúc và thành đạt:
1. Bạn phải biết cười và tìm niềm vui mỗi ngày trong cuộc sống.
2. Bạn phải luôn có một ước mơ. Khi bạn đã không còn ước mơ nữa, đó là lúc cuộc sống đối với bạn sẽ trở thành vô nghĩa. Có những người đi chung quanh chúng ta đã “chết rồi” mà ngay cả họ cũng không biết điều đó.
3. Có một sự khác biệt giữa trưởng thành và trở nên già hơn. Nếu bạn 19 tuổi, nằm trên giường cả năm và không làm gì hết, bạn vẫn trở nên 20 tuổi. Điều này không phụ thuộc vào tài ba và khả năng của bạn. Nhưng để được trưởng thành bạn phải luôn tìm kiếm cơ hội thay đổi và vươn lên.
4. Không có sự hối tiếc, với những người lớn tuổi họ không bao giờ hối tiếc về những gì đã làm mà chỉ băn khoăn về những gì đã không còn làm được nữa…”
Bà kết thúc buổi nói chuyện bằng bài ca Bông hồng (The Rose) và khuyên mỗi người trong chúng tôi nên thuộc bài ca này và sống với nó trong suốt cuộc đời mình…
Một tuần lễ sau khi tốt nghiệp đại học, bà đã vĩnh viễn cuộc đời trong giấc ngủ bình yên. Hàng ngàn sinh viên đã tham dự tang lễ của Bà để tỏ lòng tôn kính người đàn bà – bằng tấm gương của chính mình – đã dạy cho họ một bài học quý giá là không bao giờ quá trễ để đạt được những gì mình mơ ước…

ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP SỨC MÙA THI TẠI 38 CỤM THI

Gửi các sĩ tử sắp bước vào kỳ thi THPT quốc gia! Cuộc sống thường ngày đã liên hệ đến tỉnh đoàn và các trường đại học thuộc 38 cụm thi THPT quốc gia. Và đây là số điện thoại đường dây nóng của các cụm thi. Gọi điện đến các số điện thoại này, các bạn sẽ được tư vấn về cách đi lại, đăng ký chỗ ở miễn phí hoặc giá rẻ, hoặc sẽ được giới thiệu đến những đơn vị là địa điểm mà các bạn thi. Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích. Chúng tôi sẽ cập nhật những số điện thoại còn thiếu trong thời gian sớm nhất!
Số điện thoại đường dây nóng các cụm thi
1, Hà Nội:  04 6259 4918; 046259 4928
2, TP Hồ Chí Minh:; 08 3521 0104; 08 3827 4705
3, Hải Phòng: 0313.745.923; ĐH Hàng Hải Lê Hoàng Dương 01688 682 522; ĐH Hải Phòng Vương Toàn Thu Thủy 0972 886 889, thủ tục thi, địa điểm thi TS Dương Đức Hùng 0913 576 384, ĐH Hải Phòng, KTX Đại học Hải Phòng 0915 034 933
4, Sơn La: Vũ Tiến Thuận, ĐH Tây Bắc 0915 482 484
Nguyễn Ngọc Duy, Cao đẳng Sơn La 0984 059 525
Lưu Hoàng Hiệp, THCS Chiềng Sinh 0988 341 469
Lê Việt Dũng, THPT nội trú tỉnh 0966 666 099
5, Thái nguyên
Ban Thanh thiếu nhi trường học 0280 3755 295
Anh Sáng - trưởng ban Thanh thiếu nhi trường học 0976 179 868
6, Tuyên quang
Ban Thanh thiếu nhi Trường học tỉnh đoàn Tuyên Quang: 0983464423 - 0944464423
7, Phú thọ
Ban Thanh thiếu nhi trường học
Anh Đạt - Phó bí thư tỉnh đoàn Phú Thọ 0944 386 188
Ban Thanh thiếu niên tỉnh đoàn 0210 3856 496
Chị Hà - Trưởng ban Thanh thiếu niên Tỉnh đoàn 0988 716 117
8, Thái bình
Ban Thanh thiếu nhi Trường học tỉnh đoàn Thái Bình: 0977.445.408 - 0912.819111
9, Thanh hóa
Ban tiếp sức mùa thi tỉnh đoàn Thanh Hóa: 0373.759.965
10, Nghệ an
Văn phòng Hội SVVN tỉnh Nghệ An: 0982.761.575
11, Huế
Ban Thanh thiếu nhi Trường học tỉnh đoàn Thừa Thiên Huế: 0904804805
12, Đà Nẵng
Ban Thanh thiếu nhi Trường học thành đoàn Đà Nẵng: 05113.695627 - 0932402555
(0511) 822627
13, Bình Định
Văn phòng Hội SVVN tỉnh Bình Định: 0989.271.082 - 0563.815.785
14, Gia Lai
Anh Nguyễn Hoàng Phong, Phó Bí thư Tỉnh đoàn. 0914.111.316
Anh Đỗ Duy Nam – Trưởng Ban Thanh Thiếu nhi – Trường học Tỉnh đoàn, 0905.304.562
Chị Huỳnh Thị Xuân Nguyệt, Phó trưởng ban Thanh thiếu nhi – trường học Tỉnh đoàn 0935.50.55.99
15, Đắc Lắc
www.tinhdoandaklak.gov.vn ; 0500.3856.652
Ban Thanh thiếu nhi Trường học tỉnh đoàn Đắk Lắk: 0917.026.326
16, Lâm Đồng
Cụm thi Đà Lạt 0911 66 99 90 ; 0911 66 99 93 .
Ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên tỉnh đoàn Lâm Đồng: '0914396977
17, Khánh hòa
Anh Nguyễn Hữu Mạnh, Đội sinh viên tiếp sức mùa thi 0989 000 444
Văn phòng Hội SVVN tỉnh Khánh Hòa: '0583.822454
18, Cần Thơ
07103 830 309 và 07103 872 109
Ban Thanh niên trường học thành đoàn Cần Thơ: 0984.040.859
19, Đồng Tháp
Đoàn trường Đại học Đồng Tháp: 0963.890.410 - 0928.789.609
20, Trà Vinh
Đoàn trường Đại học Trà Vinh: '0903118149
21, Tiền Giang
Ban Thanh niên trường học tỉnh đoàn Tiền Giang: 0948789393
22, An Giang
www.agu.edu.vn/ts2015, 0763.604.111; 0763.604.333
23, Bạc Liêu
Ban Thanh thiếu nhi Trường học tỉnh đoàn Bạc Liêu: 0975.37.1357 - 091.877.433

Các ông chồng nên đọc bài này, đừng để mất vợ rồi mới tiếc và hối hận

– Vợ cũ của anh hiện sống có tốt không?
– Sau khi ly hôn, cô ấy đã lấy một người nước ngoài, cuộc sống rất hạnh phúc.
– Cô ấy không quay lại thăm con sao?
Anh bạn trầm ngâm trả lời :
– Không có !!
– Lạ nhỉ, Cô ấy không yêu con ? Những đứa con do mình sinh ra mà ? Thật khó hiểu ! – Tôi thắc mắc.
Anh bạn tôi bắt đầu uống rượu và kể với tôi nhiều chuyện về cuộc hôn nhân đã qua của anh ấy và người vợ cũ…
– Vợ tôi là một người phụ nữ tốt, mặc dù trước khi cưới, cô ấy rất thích đi chơi, hội hè… Nhưng sau khi kết hôn đã thay đổi nhiều, cô ấy quán xuyến rất nhiều việc trong cuộc sống sinh hoạt gia đình.
Khi đứa con đầu tiên ra đời, anh bạn tôi thường xuyên đi sớm về muộn, nói là vì còn bận giao tiếp, công việc làm ăn. Người vợ thông cảm với chồng, nghĩ người chồng đã rất vất vả với công việc ở bên ngoài nên một câu trách móc cũng không có.
Rồi đứa con thứ hai ra đời, anh bạn tôi càng về nhà muộn hơn, thường xuyên, thậm chí còn qua đêm ở bên ngoài. Người vợ hi vọng cậu ấy có thể dành ra một chút thời gian ở bên gia đình, nhưng cậu ấy luôn viện lý do vì bận công việc, vì sự nghiệp.
Mẹ chồng lại là một người phụ nữ có tư tưởng bảo thủ, bà cho rằng mọi việc khiến cho con trai bà hành xử như thế đều là do vợ đã làm không tốt. Bà đối xử với con dâu bằng thái độ rất lạnh nhạt, có phần hà khắc.
Kết hôn 8 năm, khi mọi việc trở nên quá sức chịu đựng thì cô ấy nói với chồng :
– Em không thể tiếp tục sống như thế này nữa anh à !
– Em lại muốn kiếm chuyện gì đây ?
– Kết hôn 8 năm rồi, anh có bao giờ nghĩ rằng đã làm được gì cho gia đình này? Đã làm được gì cho em ?
Anh bạn tôi gào lên trong cơn say :
– Bao nhiêu năm nay tôi vất vả kiếm tiền vì các người, vì cuộc sống mà dốc sức làm việc, như thế còn chưa đủ sao ?
Cô vợ cay đắng :
– Anh cho rằng như thế là đủ rồi sao? Những điều một người vợ mong muốn ở người chồng chỉ là như thế thôi sao?
Anh bạn tôi cười khẩy :
– Vậy thì cô còn muốn cái gì nữa? Ai cho cô không phải lo lắng gì đến cái ăn cái mặc, không phải lo cơm, áo gạo, tiền? Mỗi ngày chỉ ngồi ở nhà đợi chồng, muốn làm cái gì thì làm, hỏi có mấy người phụ nữ nào được như cô?
Người vợ đau lòng nói trong nước mắt:
– Thì ra bấy lâu nay anh nghĩ về em như thế! Kết hôn từng ấy năm, anh rốt cuộc không nhìn thấy những công sức mà em đã bỏ ra, những buồn khổ mà em đã chịu. Anh không biết vì sao mà các con anh bỗng nhiên lớn lên và có hiểu biết, ngoan ngoãn… anh nghĩ những đồng tiền anh đem về là đủ để mọi thứ được như hiện nay sao?
– Nói như cô có nghĩa là tôi không có công sức gì? Không lo cho cô? Người cho cô tiền để tiêu là ai? Các con lớn lên, ngoan ngoãn như bây giờ nếu không từ những đồng tiền tôi vất vả kiếm được thì từ đâu?

Là vợ chồng, tại sao không tin nhau?

Cô vợ im lặng để kết thúc cuộc nói chuyện… không phải vì không đủ lý lẽ mà vì cô ấy quá hụt hẫng khi hiểu được suy nghĩ của chồng về vợ, về cuộc sống gia đình, cô cho rằng đã đến lúc phải chọn lựa…
Cuối cùng, cô ấy đưa ra yêu cầu ly hôn, ly hôn vô điều kiện, không tranh giành nuôi con, cũng không cần tiền, chỉ muốn rời xa người chồng mà cô đã lãng phí cả tuổi thanh xuân, người chồng không biết quan tâm đến cô.

Kể chuyện đến đây thì anh bạn tôi cúi đầu không nói tiếp. Tôi cũng nghĩ cậu ấy đã uống quá nhiều, tôi lấy tay vỗ vỗ lưng cậu ấy…
– Cậu có biết không? Sau khi ly hôn, tôi cũng muốn vì bọn trẻ và vì bản thân mình mà tìm một người có thể thay thế mẹ chúng. Nhưng chỉ là tôi muốn chứ bọn trẻ đều không muốn.
Tôi hỏi anh ấy :
– Có phải điều quan trọng nhất là vì bọn trẻ không thích nên anh cũng không muốn đúng không?
Anh bạn tôi gật gật đầu… Anh ta bắt đầu lầm bầm :
– Tôi bây giờ mới biết được rằng con cái không tự nhiên mà lớn lên được! Tôi cũng phát hiện ra Mẹ tôi thường hành xử rất vô lý và rất không công bằng với con dâu… Tôi không ngờ việc nhà vất vả như thế, rồi vì hai đứa trẻ mà cô ấy không thể lo cho bản thân những điều cơ bản nhất, ngay cả gặp gỡ bạn bè hay đơn giản chỉ là về thăm nhà cũng rất khó khăn….hóa ra cái nhà vệ sinh sạch sẽ cũng là có nguyên nhân!!!

Dân Phượt: Góc dành cho xế

Góc dành cho XẾ: Hỏi nhỏ nhé.
Các xế đã lâm vào hoàn cảnh: lốp mòn trọc lóc như đầu ông sư, dầu máy khét lẹt vì đi quá giới hạn thay dầu những mấy lần hoặc má phanh mòn hết cỡ, săm xe vá ngang vá chằng nhưng hem có xèng thay mới vì bao nhiêu xèng tích cóp để đi phượt hết rùi.
Các xế mạnh dạn trả nhời nhé, tớ chắc rằng ngay lúc này có ko ít xế lâm vào 1 trong 4 ví dụ tớ nêu trên nhưng cứ để đấy đã, thay mới thì lấy đâu xèng cuối tuần này đi phượt 

Cuộc sống ngây thơ

Ta đã ở trong cái cuộc sống này, thì ta phải chấp nhận cái luật chơi ở đây. Ở đây có người muốn giúp ta, ắt sẽ có người muốn hại ta, có người tiếp cận ta, ắt sẽ có người muốn lợi dụng ta...
Đừng ngây thơ cho rằng sẽ có một ai đó trở thành chỗ dựa cho ta, vì sớm muộn có một ngày ta sẽ phát hiện ra, người hại ta tới nỗi thương tích đầy mình thường chính là những người mà ta tin tưởng nhất 

Quyền lợi của người lao động

1.Thời gian thử việc tối đa là 60 ngày, 30 ngày hoặc 06 ngày tùy vào trình độ của bạn
2. Lương thử việc tối thiểu là 2.635 triệu với các doanh nghiệp tại các TP lớn
3. Thử việc đạt yêu cầu phải ký hợp đồng lao động
4. Không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
5. Nếu không được trả lương đầy đủ, trả lương không đúng hạn, bị quấy rối tình dục, cưỡng bức,… người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
6. Người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã được nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc
7. Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên phải trả thêm tiền
8. Lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm
9. Ngày nghỉ phép là 12 ngày/năm
10. Những ngày nghỉ việc có hưởng lương

5 BÀI HỌC TỪ TỔNG THỐNG VĨ ĐẠI NHẤT NƯỚC MỸ

1. Hãy đánh bại đối thủ bằng cách làm bạn với họ.
Lincoln có cách đối nhân xử thế vô cùng đặc biệt. Thay vì chăm chăm nghĩ cách loại bỏ những đối thủ của mình trên chính trường thì ông lại tận dụng những điểm mạnh của họ khi cần thiết. Ông giữ lại nhiều đối thủ làm việc bên mình và cho họ làm ở những vị trí quan trọng trong nội các. Chính những đối thủ ấy lại giúp ông giữ vững vị thế của mình hơn.
 Bài học rút ra: Luôn đối đầu với những đối thủ của mình không hẳn lúc nào cũng tốt. Tìm cách liên minh với họ, giữ họ lại bên mình sẽ giúp bạn vừa giám sát được họ, vừa có thêm sức mạnh trong giải quyết công việc.
2. Muốn thành công, phải có sự chuẩn bị tốt.
Câu slogan nổi tiếng của Lincoln là: "Nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu". Đối với những dấu mốc quan trọng của cuộc đời, Lincoln thường bỏ ra khá nhiều thời gian để chuẩn bị cho chúng.
 Bài học rút ra: Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp, ngay từ bây giờ hãy bỏ thời gian ra học hành, tích lũy những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Cũng tương tự như vậy, nếu bạn muốn có những mối quan hệ bền vững, bạn phải xây dựng cho mình những phẩm chất tốt đẹp cũng như khả năng ứng xử khéo léo ở mọi lúc, mọi nơi.
3. Luôn trình bày vấn đề một cách ngắn gọn
Lincoln có nhiều bài diễn văn gây được tiếng vang trong lịch sử, điểm chung của các bài diễn văn ấy là hết sức ngắn gọn và súc tích nhưng lại tạo ra hiệu ứng tốt với người nghe.
 Bài học rút ra: Khi thuyết trình hay trong quá trình giao tiếp bạn nên tránh việc vòng vo mà hãy đi thẳng vào vấn đề chính. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian đồng thời đem lại sự thoải mái cho người nghe.
4. Luôn lạc quan vào cuộc sống
Lincoln không phải là một người may mắn. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo và không hạnh phúc, thậm chí con đường trở thành tổng thống của ông cũng gian nan và đầy rẫy những thất bại. Nhưng không vì thế mà ông mất đi niềm tin của mình vào cuộc sống, nhờ niềm tin ấy mà sau hàng loạt các thất bại cuối cùng ông cũng đạt được thành công.
 Bài học rút ra: Cuộc sống của bạn đôi khi có quá nhiều khó khăn và thử thách, nhưng hãy cố gắng có cái nhìn tích cực về bản thân và cuộc sống. Bạn hạnh phúc hay không là do cách nhìn ấy của bạn, như Lincoln đã từng nói: "đừng cảm thấy tiếc vì bụi hoa hồng có gai mà hãy thấy vui vì trong bụi gai có hoa hồng".
5. Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa
"Những năm tháng trong cuộc đời bạn không quan trọng bằng cuộc đời của bạn trong những năm tháng đó". Lincoln không sống lâu nhưng mỗi giây phút ông tồn tại trên đời đều có những tác động nhất định đến vận mệnh nước Mỹ, đó là cuộc đời ý nghĩa mà ông đã sống.
 Bài học rút ra: Hãy sống hết mình cho những ngày mà bạn còn sống. Hãy tìm ra đam mê, ước mơ và theo đuổi nó để mai sau bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc về những giây phút trong đời đã trôi qua.

Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi truỵ, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

NHỮNG QUY ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC TỪ 01.6.2015

Quy định mới của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014
Từ 1/6, hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sẽ có thêm TAND cấp cao, Ngoài ra, các TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
Miễn, giảm tiền sử dụng đất ở địa bàn đặc biệt khó khăn
Theo Quyết định 11/2015 của Thủ tướng, các hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo được miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi làm sổ đỏ.
Giảm 50% tiền sử dụng đất theo mức thu tại Nghị định 45/2014 của Chính phủ trong hạn mức giao đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) thì hộ gia đình, cá nhân nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Quy định về kiến thức tối thiểu để tốt nghiệp đại học
Thông tư của Bộ Giáo dục về khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được quy định như sau: Trình độ đại học 120 tín chỉ; ngành có thời gian đào tạo 5 năm là 150 và 6 năm là 180 tín chỉ.
Trình độ thạc sĩ: 60 tín chỉ (30 đối với ngành ở trình độ đại học có khối kiến thức tối thiểu tích lũy từ 150 tín chỉ trở lên). Trình độ tiến sĩ: 90 đối với người tốt nghiệp thạc sĩ, 120 đối với người tốt nghiệp đại học.
Cơ sở đào tạo nếu không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng, nếu tái phạm thì bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo.
Phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo sinh con đúng chính sách được hỗ trợ 2 triệu đồng
Theo Nghị định 39 của Chính phủ, phụ nữ là người dân tộc thiểu số hoặc phụ nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn (trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc) sẽ được hỗ trợ khi sinh con thuộc một trong các trường hợp như: Sinh một hoặc hai con; Sinh con thứ ba, nếu cả hai vợ chồng hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người...
Nghị định quy định đối tượng thụ hưởng sẽ được nhận trực tiếp 2 triệu đồng/người bằng tiền mặt từ tháng đầu sau khi sinh con. Đối tượng thụ hưởng phải tự nguyện cam kết bằng văn bản không sinh thêm con, nếu vi phạm phải hoàn trả lại kinh phí đã nhận hỗ trợ.

Chi phí lương không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì có được tính vào chi phí được trừ không?

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 6, Khoản 1 quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”

Căn cứ theo quy định trên để chi phí lương được tính vào chi phí được trừ thì:
– Khoản chi phí lương của doanh nghiệp cho người lao động dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
– Có đầy đủ chứng từ chi phí lương như: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng lao động,
+ Hợp đồng lao động
+ Quy chế tiền lương, thưởng.
+ Thỏa ước lao động tập thể ( nếu có)
+ Quyết đinh tăng lương (trong trường hợp tăng lương)
+ Bảng chấm công hàng tháng.
+ Bảng thanh toán tiền lương.
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu thanh toán qua ngân hàng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 6, Khoản 2, Điểm 2.5 quy định như sau:
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
– Các khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
– Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (Tiền lương thực chi trong năm).
– Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
Kết luận:
Như vậy, quy định về các khoản chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ. Hiện tại chưa có văn bản pháp quy nào quy định doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên thì chi phí tiền lương không được tính vào chi phí được trừ.
– Về Luật bảo hiểm: Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho nhân viên, doanh nghiệp sẽ bị phạt chậm nộp và truy thu bảo hiểm khi cơ quan bảo hiểm phát hiện ra doanh nghiệp không đóng bảo hiểm theo quy định tại Luật bảo hiểm.
– Về Luật thuế TNDN, Về Luật thuế TNDN doanh nghiệp hiện hành chi phí tiền lương của doanh nghiệp nếu có đầy đủ chứng từ thì được tính vào chi phí được trừ khi chi phí lương này có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định.
Tham khảo: Tổng cục thuế có công văn số 3884/TCT-CS ngày 18/11/2013 hướng dẫn về chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm xã hội khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo công văn trên thì các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và không thuộc các khoản quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nghề bánh mứt gia truyền phố cổ

Tôi không biết nhà tôi làm nghề này từ bao giờ. Từ lúc tôi còn bé tẹo đã thấy bà ngoại và các bác làm bánh mứt. Đến giờ mẹ tôi đã 73 tuổi vẫn cặm cụi làm.
Những cái bánh hay mứt này ngày xưa làm cho giới thượng lưu tư sản, công chức, người Pháp thưởng thức, nó thơm và nhiều hương vị chứ không quá ngọt hay nhiều trứng, thịt. Cái bánh nướng thì có lá chanh, có hạt sen, lạp sường, vừng..., riêng nước hoa tạo mùi thơm cho bánh dẻo làm từ một tổ hợp rất nhiều vị quế, hồi, đinh hương...
Mọi người hay kể thời xưa, các gia đình phổ cổ giàu có lắm. Đến thời tôi lớn lên thì các gia đình đều mong con em mình học hành, trở thành kỹ sư, bác sĩ chứ không ham nghề cũ. Tôi biết một bà già có cửa hàng ngày thu nhập vài triệu đến hàng chục triệu nếu ngày mùa nhưng cụ vẫn bảo con đi làm bác sĩ, thiếu thốn mẹ cho. Tôi cũng vậy, từ bé đến lớn chỉ đi học, đi làm, thỉnh thoảng phụ giúp việc vặt chứ chưa bao giờ làm một mẻ bánh.
Không biết còn bao nhiêu bạn trẻ theo nghề gia truyền nhỉ !

Tắt máy và đi gặp bạn bè ngay đi

Cảm giác cuộc sống của chúng ta gần 10 năm trước đây thật hơn nhiều!. Người ta nhớ nhau, người ta gặp nhau. Người ta ghét nhau, người ta nói thẳng hoặc là chọn cách im lặng. Người ta yêu nhau thì người ta cứ tới với nhau. Vậy thôi. Chẳng như bây giờ. Việc đầu tiên mở máy tính lên là facebook, cầm điện thoại buồn tay cũng facebook. Từ ngày có facebook, các bạn siêng trang điểm hơn, thích khoe mình hơn và tự sướng nhiều hơn.


Trước kia, lúc tôi còn là sinh viên năm nhất, chưa hề có cơ hội được tiếp xúc nhiều với mạng cũng như máy tính, lúc đó phòng trọ tôi có đến bốn đứa ở, tụi nó là bạn thân với tôi hồi cấp ba. Cứ về học là kéo nhau lên gác, bốc phét chuyện trên mây dưới cống, lâu lâu còn cho một đứa đo giường, trong khi những thằng còn lại thì chụp ảnh, quay phim lại, chắc bạn biết cảnh quýnh hội đồng chứ gì, kiểu như vậy đó. Có lần cả bọn tổ chức nấu một bữa ăn ra trò, rồi còn mua nước ngọt về nhâm nhi lai rai nữa... 


Cuộc sống cứ vui vẻ và ầm ĩ mà trôi qua như thế. Cho đến một ngày...máy tính xuất hiện và wifi thì "không pass" thế là khi học về mỗi đứa chia nhau ra một góc, tôi ở chỗ tôi, nó ở khu nó, cấm có tụ tập nhau chi; họa hoằn lắm mới được dịp trố mắt nhìn nhau thắc mắc: " Mạng tao mất rồi, mày xem mạng mày còn không?" Máy tính cho ta nhiều tiện lợi, nhưng lấy của ta cũng đâu có ít. Ngủ- mở mắt- sờ điện thoại- xem giờ- ngáp- dụi mắt- mở facebook- lướt một vòng- vệ sinh cá nhân- ăn uống (nếu có)- mở máy tính- vào facebook... và cứ lập đi lập lại như vậy, thế là đã gần như kết thúc một ngày.

Bạn có thấy mình trong đó không? Tôi hiện giờ đang là sinh viên nên thời gian cũng khá là rãnh rỗi, vì mình có thể chủ động sắp xếp lịch học thay vì học theo giờ cố định như thời cấp ba, vì thế thời gian ban sáng với tôi khá thoải mái và dễ chịu, có đôi lúc còn được nghĩ cả ngày trời. Tôi có thằng bạn, thường xuyên bỏ bữa sáng với lí do nghe có vẻ rất chi là quen thuộc của nó là: "Ngủ dậy muộn". Tôi chỉ nghe và biết thế, nhưng có lần tôi thắc mắc hỏi lại thế này: "Muộn là mấy giờ". Nó bảo 9h. Tôi nói: "Sao lúc đó không chịu ăn sáng", nó nói bận rồi ậm ừ cho qua chuyện, nhưng khi có dịp đến nhà chơi rồi mới biết thật sự lúc nó vừa dậy nó đã ôm cái máy tính rồi ngồi suốt, thậm chí đôi lúc còn nhịn nhiều thứ...mà đã mở máy tính thì nghỉ ăn là đương nhiên, chắc không ít nhiều bạn sinh viên còn thấy chuyện này là thường tình và cũng có đôi lần mình còn hành động như thế nữa đúng không?. 


Ngày xưa, khi công nghệ thông tin chưa phát triển cũng như tôi không có điều kiện tiếp xúc với nó, mỗi buổi sáng dậy sớm mà được nghỉ học thì tôi thường hay lăn trong chăn và nghĩ: " Dậy cũng chả có gì làm! Thôi! Nướng tiếp nào!". Còn nay thì sao, tờ mờ sớm tỉnh dậy tôi lại thò đầu ra khỏi chăn và ngẫm: "Hôm qua mới thay avartar mới không biết được bao nhiêu like rồi nhỉ?, dậy lật đật mở điện thoại lên, trong lúc chờ điện thoại đang chạy thì lại nghĩ thầm "không biết có ai comment không?" Thế đấy! Chả biết từ bao giờ, người ta có thói quen xem điện thoại smartphone, hay chào ngày mới bằng cách chào cái máy tính trước cả khi soi gương chào cái mặt mình.

Tuy nhiên cuộc sống ngày càng phát triển, hiện đại thì đương nhiên phải kéo theo nhiều hệ luỵ, mặt trái mà, sống theo thời số là theo kịp thời đại còn gì, xã hội đi lên, tư duy con người phát triển, không thừa hưởng sự tiến bộ của xã hội chính là một cách phủ nhận toàn bộ nền văn minh của nhân loại phải không? Điều đó khẳng định con người biết hưởng thụ thành quả lao động của chính mình, đúng chăng? Chắc chẳng có thước đo nào để so sánh, vì nếu sống thời này mà lấy những quy chuẩn thời xưa để đúc kết, phán xét thì quả thật rất bấp bênh. Cảm giác cuộc sống của chúng ta gần 10 năm trước đây thật hơn nhiều!. Người ta nhớ nhau, người ta gặp nhau. Người ta ghét nhau, người ta nói thẳng hoặc là chọn cách im lặng. Người ta yêu nhau thì người ta cứ tới với nhau. Vậy thôi. Chẳng như bây giờ. Việc đầu tiên mở máy tính lên là facebook, cầm điện thoại buồn tay cũng facebook. Từ ngày có facebook, các bạn siêng trang điểm hơn, thích khoe mình hơn và tự sướng nhiều hơn. Đôi lúc cũng giật mình với các em vì dù sao thì chúng cũng còn quá nhỏ để làm những việc như thế. Bây giờ tôi cũng đã 19, 20 tuổi, có lẽ tôi đã bước qua cái thời trẻ trâu bình dị ham chơi, nông nổi, nên nhìn các em bây giờ giống như thuộc 2 thế giới khác nhau, không nên xét đoán bất kì ai, chỉ là không phù hợp thì không nói đến, thế thôi. Con người ta lúc nào cũng có máu phù phiếm trong người, tạo nên 1 lối sống ảo cho thế giới ngày nay. Có thể với một số người, ngay cả tôi cũng vậy, niềm vui mỗi ngày là ngồi đếm số lượt like với comment, vậy nên mới có cái chuyện làm tôi cũng buồn cười, thấy 1 vài người luôn có số like rất nhiều, nói nhiều thì hơi quá nhưng cũng là hơn 100 mấy like, buồn tay bấm vào xem thực hư, à thì ra friends list của người ta ít nhất cũng trên 1-2 nghìn người. Trong số người đó, mấy người là người thân quen, mấy người là chỉ biết qua cái nút kết bạn tình cờ. Và đôi lúc chính tôi cũng thế, cũng học đòi phù phiếm, ảo tưởng như biết bao người, khua môi múa mép trên mạng, học người ta cái thói xỉa xói xiên xẹo, trúng ai người đó tự nhột, đó là những lúc cực kì "điên" của 1 cái tôi, và rồi tự dặn mình, im lặng đi 1 chút, tôi ơi. 


Tôi có một cô bạn thân, chúng tôi thường hay chat trên facebook, nhắn tin trên điện thoại, nhưng đôi khi tôi thấy chúng tôi cũng không "thân" như tôi tưởng, bởi khi có cơ hôi gặp mặt tôi lại cứ đơ cái mặt mình ra nhìn, và cũng chẳng biết nói câu gì mặc dù đã chuẩn bị từ trước. Nhiều lúc tôi lại thấy mình lạ lắm, khi chat facebook, nhắn tin trên điện thoại thì gõ phím chém gió như thánh, còn khi gặp ở ngoài thì câm như hến, nó hỏi bao nhiêu thì trả lời bấy nhiêu, riết rồi nó cũng chán, đến nỗi chỉ một câu chào khi ra về tôi cũng chẳng dám thôt lên. Lúc đó sao tôi thấy mình tệ thật, chẳng có chút bản lĩnh của thằng con trai gì cả!, chỉ có một cuộc nói chuyện mà cũng không làm được thì sau này chắc chẳng làm nên trò trống gì, tức cười thật! Có thể chúng tôi hằng ngày nhắn tin đấy, thì sao chứ? 



Không bao giờ từ bỏ, không bao giờ bỏ cuộc

Phim chụp cho thấy anh phải ngồi xe lăn, Jason. - Người bác sĩ nói bằng giọng nghề nghiệp dành cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y. - Thị lực và ngay cả bàng quang của anh có thể không kiểm soát được.  Những lời đó như gáo nước lạnh dội vào vợ chồng tôi. Lúc ấy tôi 27 tuổi và mắc phải căn bệnh đa xơ cứng. Tôi đã muốn xua đuổi tin xấu đó, nhưng tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là biến khỏi phòng mạch ngay lập tức. Người bác sĩ này không hé mở tia hy vọng nào cả và còn đang làm chúng tôi sợ hãi. Tôi liếc trộm Tracy ngồi bên đang bắt đầu thút thít. Tôi quàng tay qua an ủi nàng. Chúng tôi lí nhí chào bác sĩ rồi vội vã ra về.  Tôi làm trong ngành xây dựng cùng với bố tôi, người sở hữu công ty. Công việc của chúng tôi là xây dựng những tòa nhà, khá vất vả nhưng tôi rất yêu thích nó. Tôi đã từng đi trên những thanh thép mỏng hồi mới 14 tuổi, vì thế khi ở tại công trình xây dựng tôi cảm thấy thân thuộc như ở nhà mình. Cha đã dạy tôi tất cả những cách thức làm việc. Giờ đây, tôi không thể chịu nổi ý nghĩ làm ông phải thất vọng. Sau khi đưa Tracy về nhà, tôi nói rằng có việc phải ghé qua văn phòng, nhưng thật ra tôi muốn đến một nơi mà tôi biết từ rất lâu rồi. Tôi ngồi trên chiếc ghế dài của nhà thờ, cảm nhận những kỷ niệm ngọt ngào của thời thơ ấu ùa về. Tôi nhắm nghiền mắt khi thốt lên lời cầu nguyện trong lo lắng: “Lạy Chúa, con không lo gì cho mình, nhưng con sợ sẽ làm vợ và gia đình con thất vọng. Họ tin tưởng vào con rất nhiều. Con cầu xin Người hãy giúp con vượt qua thử thách này”. Tôi đứng dậy ra về, trong lòng hy vọng những lời nguyện cầu của mình sẽ được đáp lại. Nếu có lúc nào đó tôi phải giữ vững niềm tin, thì đó chính là lúc này. Vài tuần sau, báo địa phương đăng một mẩu tin thể thao về một người đàn ông tên Pat. Điều này như một phép màu bé nhỏ đến với tôi. Pat là một huấn luyện viên tại trường cao đẳng của tiểu bang, anh đã chiến thắng căn bệnh đa xơ cứng bằng một chế độ ăn kiêng và tập luyện nghiêm ngặt.  Cuối cùng tôi cùng đã tìm được người đồng cảnh ngộ, cùng căn bệnh và có lẽ cùng chung những nỗi hồ nghi và sợ hãi như tôi. Pat và tôi đã gặp nhau, trò chuyện hàng giờ về những thứ thực phẩm bổ sung, vitamin và chế độ luyện tập. Nhưng có một câu vẫn văng vẳng trong đầu tôi là “Cậu làm được mà, Jason. Đừng bỏ cuộc”. Tôi bắt đầu chế độ ăn kiêng đặc biệt và tập những bài tập dành riêng cho các bệnh nhân đa xơ cứng, và tôi bám chặt nó với niềm tin tràn đầy. Cũng có nhiều ngày trôi qua một cách u ám. Đó là những ngày tôi phải nhờ Tracy giúp tôi mặc quần áo. Trong những ngày ấy, Tracy rất tuyệt vời, yêu thương và nâng đỡ tôi hết mực. Tôi thấy mình thật may mắn. Dần dần, bệnh tật của tôi hồi phục rõ ràng. Có khi, những lời nói của người bác sĩ ngày nào dường như xa thăm thẳm. Cuối cùng thì tôi đã cảm thấy sẵn sàng thiết lập một mục tiêu cho mình.  Thử thách xuất hiện dưới hình thức rèn luyện thân thể. Hồi còn học trung học và cao đẳng, tôi đã từng chơi đá bóng và cũng chẳng lạ gì với phòng tập cử tạ. Tôi siêng năng luyện tập sáu ngày trong tuần với một huấn luyện viên. Anh ấy hướng dẫn tôi theo nhiều cách thức cử tạ khác nhau. Mục tiêu của tôi là ra tranh giải trong một cuộc thi thể hình. Vài tháng sau đó, bao công sức rèn luyện cuối cùng cũng đã đưa tôi đến với một cuộc thi với phần trình diễn trong ba phút. Tôi nhận ra mình đang đứng trước một khán phòng đông nghẹt người. Tôi đã hoàn tất màn trình diễn của mình - gập cơ, duỗi cơ và phô diễn hình thể mà tôi đã dày công khổ luyện mới đạt được - rồi đi ra. Trong khi chờ ban giám khảo công bố điểm, tôi trông thấy gia đình cùng bạn bè đang ngồi ở hàng ghế thứ tư. Khi các giám khảo thông báo tôi xếp thứ sáu, lòng tôi trào dâng niềm hãnh diện lẫn thư thái. Lúc cúi chào khán giả, tôi trộm liếc nhìn về phía gia đình mình, tất cả họ đều đang đứng dậy vỗ tay hết mình chúc mừng tôi.  


Trước khi chúng tôi đến một nhà hàng gần đó để ăn mừng, cha tôi đến bên và đặt hai bàn tay lên vai tôi rồi nói:  - Jason, cha rất tự hào về con. Với cha, con là người giàu nghị lực nhất. Rồi cha nhìn thẳng vào mắt tôi: - Chúng ta xây dựng những nền tảng trong kinh doanh, nhưng cha muốn nói với con rằng, những nền tảng thực sự của cuộc sống chính là gia đình.   Tôi ôm chặt cha và nhìn thấy Tracy đang ra dấu chúc mừng thành công của tôi, nàng nở một nụ cười tươi và rạng rỡ. Giờ đây, tôi và Tracy đã trở thành những người cha người mẹ đáng tự hào của hai cô con gái nhỏ của mình. Chúng quý giá hơn nhiều so với chúng tôi tưởng. Và mỗi ngày tôi đều nhớ đến lời cha: “Nền tảng thật sự của cuộc đời chính là gia đình”. Đừng sợ thất bại. Lần thất bại thứ nhất cần phải có vì nhờ đó mà ý chí ta thêm vững vàng. Lần thứ hai có thể hữu ích. Nếu đến thất bại lần thứ ba mà ta vẫn đứng vững thì ta thật sự là một con người. 

Một số câu hỏi IQ khi phỏng vấn xin việc

Các bạn chuẩn bị phỏng vấn xin việc thì nhớ học hỏi bạn này nhé
Một sinh viên đang làm việc ở một công ty lớn sau cuộc phỏng vấn có những câu như sau:
Câu 1: Napoleon đã chết trong trận chiến nào?
- Trong trận cuối cùng của mình.
Câu 2: Bản tuyên ngôn độc lập ký ở đâu?
- Cuối trang giấy.
Câu 3: Bạn không ăn gì vào bữa sáng?
- Không ăn bữa trưa và bữa tối.
Câu 4: Một nửa của trái tim nó giống cái gì?
- Giống nửa bên kia của nó.
Câu 5: Nếu ném một cục đá màu đỏ xuống biển xanh, thì nó sẽ trở nên thế nào?
- Ướt.
Câu 6: Làm thế nào mà một người có thể đi 8 ngày mà không ngủ?
- Quá bình thường, người đó có thể ngủ vào ban đêm.
Câu 7: Làm thế nào mà bạn có thể nhấc một con voi với một tay?
- Bạn không thể tìm được con voi nào mà có tay.
Câu 8: Nếu bạn có 3 quả táo và 4 quả cam trên tay trái; 4 quả táo và 3 quả cam trên tay phải, thì bạn sẽ có gì?
- Có một đôi bàn tay rất TO.
Câu 9: Nếu 8 người xây được xong một bức tường trong 10 tiếng, thì 4 người sẽ mất bao nhiêu?
- Chẳng mất bao nhiêu, tường xây rồi còn gì.
Câu 10: Làm thế nào mà bạn có thể ném quả trứng xuống sàn bê tông mà không làm vỡ nó?
- Thoải mái đi, bạn không thể làm vỡ sàn bê tông kiểu thế được.

Dịch vụ kế toán tại Thủ Đức TP HCM

Nguồn: lopketoantruong.com


BẢN KẾ HOẠCH VĨ ĐẠI

"Đang ngụp lặn dưới sông, tôi nhìn thấy trên đường bầy bò và nghé con đi hiên ngang. Trong đầu tôi chợt loé lên một suy nghĩ. Trên đường về nhà, tôi hỏi ba: “Ba, bò con có đắt không hả ba?”
“Khoảng bốn triệu một con. Mà con hỏi làm gì?” Ba vừa lái xe vừa trả lời tôi. Tôi im lặng không nói gì. Mùi cỏ khô bị đốt thoang thoảng khiến tôi cảm thấy khó chịu.
Tối hôm đó về, tôi lại lấy giấy bút ra tính toán. Tôi cảm thấy hào hứng vô cùng và còn mang niềm hào hứng của mình vào trong giấc ngủ ngon lành với tờ giấy được tôi nắn nót ghi “Tính toán chi phí nuôi em bé” đặt dưới gối.
Nhưng rồi, niềm hào hứng của tôi vụt tắt khi mẹ đưa ba đi tái khám ở Sài Gòn. Khi trở về, mẹ nói rằng mẹ không sinh em bé được vì bác sĩ nói ba điều trị khối u bằng biện pháp xạ trị, nếu sinh ra sẽ không tốt cho em. Tôi cảm thấy buồn lắm, tôi vào giường, giở gối nằm của mình ra để lấy “bản kế hoạch vĩ đại”. Tôi đem cất trong ngăn bàn học, cất cả niềm hy vọng có em của tôi..."

TRUYỀN THÔNG HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

TRUYỀN THÔNG HÔM NAY VÀ NGÀY MAI – CUỘC HÔN PHỐI GIỮA CÔNG NGHỆ TẠO RA KHẢ NĂNG KẾT NỐI TƯƠNG TÁC VÀ NỘI DUNG SỐ.
Năm 1993, khó có ai tưởng tượng ra được mạng lưới liên kết các máy tính toàn cầu internet đã tạo ra một cuộc cách mạng truyền thông như ngày hôm nay. Những giá trị của truyền thông truyền thống kiểu cổ điển mà chúng ta tôn thờ đang bị đặt lên bàn cân. Cũng khó ai có thể tưởng tượng phát minh iPhone của Apple lại là cú hích tuyệt đối cho cuộc chạy đua cho các thiết bị cầm tay kết nối, mà người ta dự tính sẽ đạt đến hàng trăm ngàn tỷ trong vài năm tới. Khả năng kết nối vô tận các thiết bị thông minh đang biến các giấc mơ của các bộ phim khoa học viễn tưởng thành sự thật.
Uber trở thành hãng taxi lớn nhất thế giới mà không sở hữu bất cứ một chiếc xe nào. Facebook là nhà sở hữu phương tiện truyền thông thông dụng nhất thế giới mà không hề làm ra nội dung. Alibaba đang là nhà bán lẻ lớn nhất toàn cầu mà không hề có hàng tồn kho. Airbnb là nhà cung cấp dịch vụ nhà ở khổng lồ không hề có bất động sản. Cuộc chơi đã thay đổi. Và những kẻ làm nên sự thay đổi đó chính là công nghệ tạo ra khả năng kết nối tương tác trong cuộc hôn phối với nội dung số.
Không cần phải chờ đến ngày mai. Muốn tồn tại trong cái thế giới của truyền thông số, con người phải thay đổi, và làm ra sự thay đổi cái thể chế quản lý truyền thông. Vấn đề là thay đổi theo hướng như thế nào?

Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng – TK 112 theo Thông tư 200

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 112 - TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015). Thay thế Chế độ kế toán theo QĐ 15.: dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

1. Nguyên tắc kế toán
- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.

b) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
Cách hạch toán tiền gửi ngân hàng – TK 112
c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
đ) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1122.
- Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.

e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.
- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
Bên Nợ:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo
Bên Có:
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo
Số dư bên Nợ:
Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

3.1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:

a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
       Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
       Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
       Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

3.2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
       Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

3.3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán)
       Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
       Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
       Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

3.4. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
       Có TK 111 - Tiền mặt.

3.5. Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
       Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
       Có TK 113 - Tiền đang chuyển.

3.6. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
       Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344.

3.7. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
       Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
       Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
       Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

3.8. Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
       Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

3.9. Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
       Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

3.10. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.11. Mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết... bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.12. Mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

3.13. Mua hàng tồn kho bằng tiền gửi ngân hàng (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

3.14. Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

3.15. Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.16. Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ các TK 635, 811,…
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.17. Trả vốn góp hoặc trả cổ tức, lợi nhuận cho các bên góp vốn, chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.18. Thanh toán các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại bằng tiền gửi ngân hàng, ghi:
Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311)
       Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng.

3.19. Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 171 - Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ.

3.20. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ: Phương pháp kế toán các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền gửi ngân hàng thực hiện tương tự như ngoại tệ là tiền mặt (xem tài khoản 111).

3.21. Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 1123 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)
       Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
       Có TK 1123 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước).

Cách hạch toán tiền mặt – TK 111 Theo Thông tư 200

CÁCH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 111 - TIỀN MẶT Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015). Thay thế Chế độ kế toán theo QĐ 15: Dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

1. Nguyên tắc kế toán:

        a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
        b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.
Cách hạch toán tiền mặt – TK 111

        c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
        d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
        đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
        e) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
- Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
        g) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
        h) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 111 - Tiền mặt:

Bên Nợ:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ xuất quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thiếu hụt quỹ phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam);
- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo.
Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.1. Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi:
a) Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
        Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế)
        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
b) Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

3.2. Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
        Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).

3.3. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT)
        Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT)
        Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

3.4. Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
        Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122)
        Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

3.5. Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
        Có các TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344.

3.6. Khi bán các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn thu bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận chênh lệch giữa số tiền thu được và giá vốn khoản đầu tư (được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền) vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
        Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (giá vốn)
        Có các TK 221, 222, 228 (giá vốn)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

3.7. Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
        Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

3.8. Khi nhận tiền của các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân để trang trải cho các hoạt động chung, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
        Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

3.9. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng
Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược
        Có TK 111 - Tiền mặt.

3.10. Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán, cho vay hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết..., ghi:
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228
        Có TK 111 - Tiền mặt.

3.11. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kê khai thường xuyên), mua TSCĐ, chi cho hoạt động đầu tư XDCB:
- Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua không bao gồm thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
        Có TK 111 - Tiền mặt.

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

3.12. Xuất quỹ tiền mặt mua hàng tồn kho (theo phương pháp kiểm kê định kỳ), nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 611 - Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
        Có TK 111 - Tiền mặt.
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh giá mua bao gồm cả thuế GTGT.

3.13. Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,...
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
        Có TK 111 - Tiền mặt.
Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT.

3.14. Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341
        Có TK 111 - Tiền mặt.

3.15. Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ các TK 635, 811,…
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
        Có TK 111 - Tiền mặt.

3.16. Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381)
        Có TK 111 - Tiền mặt.

3.17. Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 - Tiền mặt
        Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381).

3.18. Kế toán hợp đồng mua bán lại trái phiếu Chính phủ: Thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn TK 171 - Giao dịch mua, bán lại trái phiếu Chính phủ.

3.19. Các giao dịch liên quan đến ngoại tệ là tiền mặt.
a) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 151,152,153,156,157,211,213,241, 623, 627, 641,642,133,… (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
        Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153,156,157,211,213,241,623, 627, 641, 642,133,… (theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
        Có TK 111 (1112) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái , ghi:
Nợ các TK 331, 335, 336, 338, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
        Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
        Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Trường hợp trả trước tiền bằng ngoại tệ cho người bán, bên Nợ tài khoản phải trả áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế thời điểm trả trước)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
        Có TK 111 (1112) (tỷ giá ghi sổ kế toán).
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

c) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế)
        Có các TK 511, 515, 711,... (tỷ giá giao dịch thực tế).

d) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dich thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)
        Có các TK 131, 136, 138,... (tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)
        Có các TK 131, 136, 138,… (tỷ giá ghi sổ kế toán).

-Trường hợp nhận trước tiền của người mua, bên Có tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:
Nợ TK 111 (1112) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
        Có TK 131 (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước).

3.20. Kế toán sử dụng tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế (là tỷ giá mua của ngân hàng) để đánh giá lại các khoản ngoại tệ là tiền mặt tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, ghi:
- Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lãi tỷ giá:
Nợ TK 111 (1112)
        Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam, kế toán ghi nhận lỗ tỷ giá:
Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)
        Có TK 111 (1112).
- Sau khi bù trừ lãi, lỗ tỷ giá phát sinh do đánh giá lại, kế toán kết chuyển phần chênh lệch lãi, lỗ tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi lớn hơn lỗ) hoặc chi phí tài chính (nếu lãi nhỏ hơn lỗ).

3.21. Kế toán đánh giá lại vàng tiền tệ
- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lãi, kế toán ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước)
        Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Trường hợp giá đánh giá lại vàng tiền tệ phát sinh lỗ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính, ghi:
Nợ TK 635 - Chi phí tài chính
        Có TK 1113 - Vàng tiền tệ (theo giá mua trong nước).
Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.