Home » » Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán kiểm toán Với chât lượng dịch vụ Kế toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán kiểm toán Với chât lượng dịch vụ Kế toán

Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán kiểm toán Với chât lượng dịch vụ Kế toán

Thực tiễn cho thấy Chât lượng dịch vụ Kế toán với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Kế toán kiểm toán là hai vấn đề có liên quan hữu cơ mật thiết với nhau, tác động chế ngự nhau, trong những trường hợp nhất định nếu không kiểm soát chặt chẽ những nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp, nó có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán đề ra những nguyên tắc cơ bản gồm:‘Độc lập; Chính trực; Khách quan; Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; Tính bảo mật; Tư cách nghề nghiệp; Tuân thủ chuẩn mực chuyên môn’.
“Độc lập” là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán, nó đòi hỏi:
- Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
- Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn, cho vay hoặc vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công, dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa.
- Kiểm toán viên hành nghề và người hành nghề kế toán không được nhận làm kiểm toán hoặc làm kế toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ gia đình ruột thịt (như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) là người trong bộ máy quản lý diều hành (Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, kế toán trưởng, các trưởng, phó phòng và các cấp tương đương) trong đơn vị khách hàng.
- Kiểm toán viên hành nghề không được vừa làm dịch vụ kế toán, như ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, định giá tài sản, tư vấn quản lý, tư vấn tài chính, vừa làm dịch vụ kiểm toán cho cùng một khách hàng. Ngược lại, người làm dịch vụ kế toán không được làm kiểm toán cho cùng một khách hàng.
- Trong quá trình kiểm toán hoặc cung cấp dịch vụ kế toán, nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì kiểm toán viên hành nghề, người hành nghề kế toán phải tìm mọi cách loại bỏ sự hạn chế này. Nếu không thể loại bỏ được thì phải nêu rõ điều này trong Báo cáo kiểm toán hoặc Báo cáo dịch vụ kế toán.
Thực hiện nguyên tắc “độc lập” của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán, Các đơn vị dịch vụ kế toán phổ biến đã thực hiện yêu cầu người hành nghề kế toán tại đơn vị phải cam kết chấp hành “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán” tại hợp đồng lao động, ngoài ra đơn vị dịch vụ còn yêu cầu ngừơi hành nghề kế toán làm bản cam kết chung, tự nguyện chấp hành các nguyên tắc cơ bản của “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán”.
Nhiều đơn vị dịch vụ đã làm như vậy và yên tâm rằng nguyên tắc “độc lập” của “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán” sẽ được chấp hành tốt. Qua kiểm soát chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán ở một số đơn vị dịch vụ cho thấy làm như vậy vẫn chưa ổn, vì người hành nghề có thể độc lập với khách hàng này, nhưng lại không độc lập với khách hàng khác, và bản thân đơn vị dịch vụ cũng khó có thể nắm hết các mối quan hệ lợi ích của người hành nghề với khách hàng.
Thực tiễn các đơn vị dịch vụ kế toán hàng năm có đến hàng trăm khách hàng, với nhiều hợp đồng dịch vụ khác nhau. Việc phân công từng nhân viên, kế toán viên đảm nhận từng loại dịch vụ cho từng khách hàng cũng thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của công tác quản trị của đơn vị dịch vụ. Do vậy, để chấp hành tốt “chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán” và đặc biệt là chấp hành nội dung của nguyên tắc “độc lập”, Các đơn vị dịch vụ kế toán cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:
- Phải tăng cường việc nâng cao nhận thức cho người hành nghề về các nguyên tắc cơ bản của ‘chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán”, đăc biệt là nội dung của nguyên tắc “độc lập”, mục đích, ý nghĩa và trách nhiệm, nghĩa vụ của người hành nghề trước pháp luật đối với việc chấp hành những nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực này.
- Khi phân công khách hàng cho người hành nghề thực hiện dịch vụ, đơn vị dịch vụ cần có quyết định phân công bằng văn bản, trên cơ sở đó yêu cầu người hành nghề cam kết đảm bảo chấp hành các nội dung của nguyên tắc “độc lập” với khách hàng được phân công và chấp hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán. Quyết định của đơn vị và cam kết của người hành nghề cần lưu theo hồ sơ hợp đồng dịch vụ của khách hàng
- Đơn vị dịch vụ cần lập hồ sơ hợp đồng lao động của người hành nghề theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính nhà nước quy định đối với hồ sơ người lao động. Qua hồ sơ đơn vị dịch vụ cần nắm những mối quan hệ cơ bản của người hành nghề.
- Đơn vị dịch vụ cần tăng cường công tác quản lý đối với nguòi hành nghề, khi phát hiện có vi phạm, đơn vị phải có quyết định điều chỉnh khắc phục kịp thời. Người hành nghề có trách nhiệm báo cáo kịp thời với lãnh đạo đơn vị dịch vụ khi thấy mình không còn đủ các điều kiện đảm bảo chấp hành nội dung của nguyên tắc “độc lập”.
Chấp hành tốt chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán kiểm toán và các nội dung của nguyên tắc “độc lập” sẽ tạo điều kiện cho đơn vị dịch vụ nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu và uy tín của mình với khách hàng, mở rộng thị trường và nâng cao giá trị dịch vụ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.