Home » » Bỏ túi trăm triệu mỗi tháng nhờ gà Đông Tảo

Bỏ túi trăm triệu mỗi tháng nhờ gà Đông Tảo

Những ngày cuối năm, người nông dân Vũ Ngọc Tuấn (SN 1970) càng trở nên tất bật hơn khi các đơn đặt hàng về loại gà Đông Tảo (còn gọi là Đông Cảo) ngày càng nhiều.

Nhìn vẻ bên ngoài đầy sương gió, khắc khổ, không ai nghĩ rằng anh chính là ông chủ của trang trại gà Đông Tảo Tuấn Đồng Nai (thuộc ấp Hoà Bình, xã Đông Hoà, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), một trong những trang trại gà Đông Tảo lớn nhất nhì cả nước với số lượng gà Đông Tảo thuần chủng cung cấp ra thị trường lên đến hàng nghìn con/năm.

Bằng chất giọng nhẹ nhàng, đậm chất Nam bộ, Tuấn không ngần ngại chia sẻ về cuộc đời long đong và cơ duyên của mình trong hành trình đến với giống gà thuần chủng độc đáo này.
thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính tại quận 3
Tuấn sinh ra trong một gia đình có đến 7 anh chị em. Tuổi thơ anh cơ cực ngay từ thưở mới lọt lòng. Hằng ngày, cha anh phải đi bán vé số dạo, mẹ anh bươn chải với mớ rau ngoài chợ để nuôi 7 người đang tuổi ăn, tuổi học.

Lớn lên trong sự gian truân của mẹ cha nên Tuấn càng thấu hiểu giá trị của… “cái sự nghèo”. Vì thế, Tuấn sớm bươn chải vào đời để san sẻ phần nào gánh nặng cuộc sống với mẹ cha. Thường thì người ta “Nam tiến” xây dựng kinh tế mới, Tuấn lại ngược gió, ngược đường “Bắc tiến” mưu sinh.
thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính tại bình chánh
Trong những tháng ngày làm thuê ở Hà Nội, Tuấn tình cờ đọc được thông tin về giống gà Đông Tảo trên một tờ tạp chí. Tuấn chưa mường tượng ra loại gà này là như thế nào nhưng thấy cái tên hay hay, lại là giống gà mà người xưa dùng để dâng vua thì nghĩ chắc là phải “quý hiếm”, độc đáo lắm. Một ý tưởng “lóe” lên trong đầu: Sao không thử đem giống gà này về Đồng Nai nuôi! Thế là Tuấn lặn lội xuống tận vùng đất Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi được mệnh danh là “thủ phủ” gà Đông Tảo để “mục sở thị”.

Những chú gà quý hiếm vóc dáng “khủng” với da đỏ, oai vệ, cặp chân to, thô, xù xì, có vảy mọc không theo hàng… như “hớp hồn” chàng trai đến từ miền Nam.

Chủ trại gà mà Tuấn lần đầu tiên đặt chân đến là ông Nguyễn Trọng Tít (con cụ Dốc, người có công bảo tồn giống gà Đông Tảo thuần chủng ở Hưng Yên). Trước sự nhiệt huyết của Tuấn, vợ chồng ông Tít cũng không ngần ngại khi hướng dẫn nhiệt tình, đầy trách nhiệm. “Nghe càng đắm, ngắm càng say”, thế là Tuấn không ngần ngại dốc toàn bộ số tiền 200 ngàn đồng mà mình chắt chiu trong suốt thời gian làm thuê ở đất Bắc bấy lâu nay để mua 10 còn gà giống Đông Tảo rồi đem về Đồng Nai… khởi nghiệp.

Lần đầu tiên nuôi loại gà lạ này, Tuấn không nắm rõ về tập tính của gà cũng như kinh nghiệm nên những con gà giống lần lượt… bỏ anh ra đi. Thất bại sau lần thử nghiệm đầu tiên như một cú sốc lớn. Nhiều đêm mất ngủ, nằm vắt tay lên trán, anh chỉ biết thở dài. Có lúc, Tuấn muốn buông bỏ.

Lúc khó khăn nhất thì cũng là lúc Tuấn được gia đình và đặc biệt là người vợ luôn động viên, ủng hộ. Niềm đam mê với gà Đông Tảo một lần nữa như thắp lửa trong lòng, Tuấn quyết đi vay để lấy tiền đầu tư nuôi giống gà “tiến vua” này. Anh cứ lẩm nhẩm câu: “Vạn sự khởi đầu nan. Gian nan không được nản” để tự khuyên và cũng là trấn an mình.
thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính tạihoài đức
Tuấn lại khăn gói ra tận Hưng Yên chọn mua giống gà của những trang trại nổi tiếng ở vùng đất Khoái Châu mang vào miền Nam để nuôi.

Thất bại là mẹ thành công. Sau hơn 8 năm gắn bó với giống gà Đông Tảo, trải qua nhiều lần “khóc nhiều hơn cười”, đến năm 2010, trang trại của Tuấn đã gầy dựng được hơn 400 con gà Đông Tảo thuần chủng.

Những đơn hàng bắt đầu tăng dần. Không chỉ người dân ở Đồng Nai mà khắp nơi trong cả nước, thậm chí kiều bào ở nước ngoài cũng biết đến “Tuấn Đồng Nai”.

“Bí kíp” của… “Tuấn Đông Tảo”

Gà Đông Tảo nằm trong danh sách giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Gà trống lúc trưởng thành đạt trọng lượng từ 4 - 5 kg/con, gà mái 3 - 4 kg/con.

Theo Tuấn, những lần thất bại đã cho anh rút ra những bài học xương máu về kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo.

Mặc dù khá to, khỏe nhưng gà Đông Tảo có những yếu điểm riêng nên việc tăng đàn thường chậm. Mặt khác, loại gà này đẻ trứng ít hơn gà ta và rất vụng về trong việc ấp nở. Vì vậy, tỷ lệ ấp chỉ đạt từ 60 - 70%. Đây chính là nguyên nhân giống gà này khó phát triển rộng rãi.

Gà Đông Tảo đạt trọng lượng đến trên 1 kg/con nhưng cơ thể vẫn trần trụi. Chúng mọc lông chậm nên gà nhỏ không thích nghi với khí hậu ngoài Bắc và thường bị chết vào mùa đông. Còn ở miền Nam, gà này chỉ bị hao hụt vào thời điểm giao mùa nắng, mưa.

“Để phát triển gà Đông Tảo, tôi chọn gà mái khỏe để đẻ, còn trứng cho gà ta ấp thì tỷ lệ nở và nuôi con sẽ hiệu quả hơn. Một gà trống Đông Tảo chỉ nên nuôi chung với 5 gà mái là đủ...”, anh Tuấn chia sẻ.

Khác biệt giữa gà ta và gà Đông Tảo ở chỗ, gà ta nuôi từ lúc mới nở đến khi xuất bán chỉ cần khoảng 6 tháng, còn gà Đông Tảo phải mất gần 1 năm. Thịt gà ta ăn ngon nhất là gà trống tơ và gà mái mới đẻ lứa đầu tiên nhưng gà Đông Tảo lại ngon khi gà mái đã đẻ vài lứa và gà trống nuôi một năm trở lên.

Chỉ có hiểu về đặc tính của gà thì mới nuôi gà thành công. Nhờ đó, trang trại của Tuấn đã cung cấp ra thị trường giống gà Đông Tảo chất lượng.

Khách hàng lớn của trang trại Tuấn Đồng Nai là các nhà hàng đặc sản ở TPHCM. Ngoài ra, khách đến mua gà Đông Tảo phần lớn là những gia đình có nhà vườn. Vì đây là loại gà cho thịt ngon nổi tiếng, có phần vương giả nên họ mua gà tiến vua về làm cảnh và để đãi khách.

Hiện thịt gà Đông Tảo tại các nhà hàng được bán với giá từ 650 - 700 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi con gà trưởng thành giá trên 2 triệu đồng; trong khi giá bán tại chuồng là 300 ngàn đồng/kg. Mỗi năm, đàn gà của Tuấn giao động từ 2.000-3.000 ngàn con, gà thịt đủ xuất chuồng quanh năm. Thế nhưng, mỗi dịp Tết đến Xuân về, trại gà của Tuấn luôn trong tình trạng “cháy hàng”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.