Home » » Đừng chờ xếp ghế xong mới hành động!

Đừng chờ xếp ghế xong mới hành động!

Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả phần cuối bàn tròn: Cơ hội vượt thoát từ hội nhập với những kiến nghị chính sách cụ thể của doanh nhân Nguyễn Liên Phương, GSTS Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch Hội khoa học kinh tế VN và TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN.

Đóng gói nền nông nghiệp đưa ra thế giới

Nhà báo Việt Lâm: Chúng ta đã bàn khá nhiều về cơ hội và nhu cầu đòi hỏi phải tìm ra một con đường, một mô hình phát triển mới cho Việt Nam khi hội nhập đẳng cấp cao. Để làm được điều đó đòi hỏi giới lãnh đạo và giới tinh hoa phải thực sự có những cuộc thảo luận nghiêm túc. Trong khuôn khổ bàn tròn hôm nay, các vị khách mời có đề xuất gì không?
dịch vụ dọn dẹp sổ sách kế toán
Ông Nguyễn Liên Phương: Để xây dựng mô hình phát triển thương hiệu hàng hóa và dịch vụ cho VN hội nhập được với thế giới thì tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của hai chủ thể tham gia. Một là giới doanh nhân. Doanh nhân chứ không phải doanh nghiệp vì thương hiệu nó gắn liền với cá nhân. Phải xây dựng được đội ngũ doanh nhân có năng lực hội nhập thực sự, những người có hoài bão, quyết tâm và năng lực để xây dựng thương hiệu sản phẩm và dịch vụ mang tên Việt Nam. Thứ hai là hệ sinh thái về chính sách để các doanh nhân thực hiện được khát vọng ấy.
dịch vụ kế toán quận bình thạnh
Nói về lợi thế, VN chỉ có hai thứ thôi. Ai cũng biết thiên nhiên của mình đẹp như thế nào nhưng việc đóng gói cái thiên nhiên này để trình diễn với thế giới lại rất khó khăn vì chúng ta vướng vào những lề thói, ứng xử tùy tiện. Cho nên đất nước thì đẹp thế mà năm 2015 chỉ đón được 8,5 triệu lượt khách. Còn Thái Lan, thiên nhiên chưa chắc đẹp hơn VN mà đón gần 30 triệu khách mỗi năm. Xóa được khoảng cách này kỳ công lắm, nó đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt những vấn đề lớn về hạ tầng.
dịch vụ kế toán quận phú nhuận
Lợi thế thứ hai mà ít ai chú ý đến chính là ngành nông nghiệp của VN. Chúng ta hoàn toàn có thể đóng gói những sản phẩm đặc sản của Việt Nam và bán ra khắp thế giới được chứ. Xin thưa, những gì chúng ta đang bán hiện nay chỉ là hàng thô hay sơ chế thôi.

Mà thân phận người đóng bao sơ chế và người đóng gói thành phẩm cuối cùng khác nhau một trời một vực. Đơn cử một ví dụ. Mỗi năm, VN xuất khẩu 300.000 tấn cà phê sang Đức với giá 2,5USD/1kg. Rồi người Đức đóng gói cà phê đó dưới các nhãn hàng như Davidoff và bán trong các siêu thị của VN với giá 10USD/100g, tức là 100 USD/1kg. Nói ra để thấy sự chênh lệch khủng khiếp đến mức nào.

Việt Lâm: Tôi nghĩ các doanh nghiệp VN cũng nghĩ đến điều này rồi chứ vì không ai muốn mãi ở vị trí gia công giá rẻ cả. Nhưng làm thế nào để có được đội ngũ có năng lực đóng gói như ông nói?

Ông Nguyễn Liên Phương: Chúng ta chưa tìm được một thương hiệu VN nào có thể được bầy trên các kệ hàng quốc tế bởi vì chúng ta chưa hiểu và chưa có chính sách gì đầu tư cho lựa chọn ấy. Lâu nay, chúng ta vẫn cổ xúy cho cái gọi là năng suất, tức là cứ đóng bao xuất được càng nhiều càng tốt. Chưa ai chú ý đến việc phải chuyển từ đóng bao sang đóng gói và xây dựng một hệ thống toàn cầu cho những đặc sản VN.

Đây là một lựa chọn đầu tư một lần cho cả nhiều đời. Bởi nông sản thực phẩm có cái hay là một khi đã hợp khẩu vị của một thị trường thì rất bền, chẳng lo thay đổi công nghệ, giống như phở, nem hay bánh mỳ kẹp của VN đã thành thương hiệu toàn cầu vậy.

Mà thực ra đầu tư cho một dây chuyền đóng gói đẳng cấp về nông sản, thực phẩm chỉ mất khoảng 30-50 triệu USD là rất hiện đại rồi, trong khi một dây chuyền gia công phụ tùng, linh kiện nào đó phải đầu tư đến hàng trăm triệu USD. Đó là chưa kể công nghệ thay đổi chóng mặt nên có khi vài năm sau dây chuyền đó đã thành lạc hậu.

Suốt 3 năm qua, tôi có điều kiện nghiên cứu sâu về ngành công nghiệp đóng gói của thế giới. Tôi mới thấy là chúng ta hoàn toàn có thể khai thác lại nền sản xuất của Trung Quốc hiện nay đang suy giảm mạnh, để họ phụ trợ cho chúng ta việc đóng gói. Ngay những hãng hàng đầu thế giới như đồng hồ Thụy Sĩ cũng đang đặt làm bao bì tại Trung Quốc. Nói tóm lại, việc đóng gói ngành nông nghiệp để trình diễn nó với thế giới không phải là việc gì quá phức tạp, không đòi hỏi vốn đầu tư lớn hay nghiên cứu gì về công nghệ cả bởi công nghệ chế biến của thế giới đã đạt được những thành tựu lớn rồi.

Vấn đề nằm ở chỗ bản thân doanh nhân có mang khát vọng đó không? Hiện nay, đang có rất nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng họ đang vô cùng cô đơn, nếu không muốn nói là cô độc. Nhà nước nên tập hợp và khuyến khích họ, coi đó như là một sứ mạng với nền kinh tế, với đất nước. Và Nhà nước phải tạo ra một hành lang pháp lý để tạo thuận lợi tối đa cho những sản phẩm này đi ra thế giới.

Tại sao chúng ta bàn rất nhiều về việc xây dựng các đặc khu kinh tế mà lại không thể xây dựng một hành lang pháp lý riêng cho những doanh nghiệp có năng lực đóng gói và làm thương hiệu đưa ra thế giới? Chúng ta đang có rất nhiều sản phẩm nổi tiếng, làm chủ cuộc chơi như hồ tiêu chẳng hạn. Hồ tiêu của VN chiếm 40% thị phần toàn cầu, với chất lượng hàng đầu thế giới. Nếu đóng gói được cái 40% thị phần đó thì giá trị không thể chỉ 1,3 tỉ như hiện nay đang bán thô mà có thể lên vài chục tỷ USD.

Với những chính sách và sự động viên đúng đắn thì có thể chỉ mất một năm hàng hóa của VN đã có thể lên được kệ hàng quốc tế. Đây chẳng qua là một sự chuyển dịch về giá trị thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.