Home » » “Tại sao bạo lực học đường lan rộng như vậy?"

“Tại sao bạo lực học đường lan rộng như vậy?"

Trên đây là chia sẻ của bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII về tình trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây. Theo bà An, có lẽ ngành giáo dục phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, để bạo lực không lan rộng ra nhiều vùng miền như vậy.

Bạo lực lặp lại và hơi phổ biến ở các vùng miền

+ Liên tục trong vài tuần trở lại đây, nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi, với nhiều hình thức khiến dư luận phẫn nộ. Quan điểm của bà về “vấn nạn” này?

Nếu cách đây mấy năm, vụ việc bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở Biên Hòa, Đồng Nai đánh một trẻ em mà mình trông giữ ở nhóm lớp đã bị báo chí đưa ra ánh sáng khiến dư luận phẫn nộ, thời gian gần đây, tôi không hiểu tại sao tình trạng bạo lực học đường đã xảy ra mọi vùng miền, từ thành thị tới nông thôn, vùng đồng bằng và cả miền núi rẻo cao. Bạo lực đã có tình trạng lặp lại và hơi phổ biến.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
Điều này đáng báo động và ngành giáo dục cần phải vào cuộc chứ không thể để như thế này được. Nhà trường là nơi giáo dục nhân cách nhưng để các em tiếp xúc với bạo lực ngay trong môi trường này là không thể.

+ Theo bà, điều này đặt ra lo ngại gì trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nhà trường hiện nay?

Tôi xem trên báo chí, thấy nam đánh nữ, bản thân bạn nữ cũng túm tóc đánh nhau, dùng dép tát vào mặt đối phương... Nói chung, hành vi bạo lực xảy ra đủ loại hình, đủ mọi lúc mọi nơi... Điều này đặt ra câu hỏi: Việc quản lý học sinh ở nhà trường ra sao?

Tôi nghĩ cần phải làm rõ điều này và hạn chế tối đa, không thể để lặp đi lặp lại nhiều lần, phổ biến nhiều vùng như hiện nay. Tình trạng bạo lực không chỉ xảy ra giữa học sinh với nhau mà còn diễn ra giữa phụ huynh với học sinh khiến học sinh tự tử là chuyện rất đáng báo động.
trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp
+ Như vậy, có thể nói tình trạng bạo lực học đường xảy ra, một phần do trách nhiệm từ nhà trường và cả gia đình chưa biết cách quản lý con trẻ?

Vấn đề bạo lực học đường lan rộng như vừa qua đã đặt ra hai vấn đề. Thứ nhất, trách nhiệm của ngành giáo dục ra sao? Chúng ta không đổ lỗi tất cả nhưng nhà trường phải giáo dục lòng yêu thương ra sao, giáo dục nhân cách cho trẻ em như thế nào. Thứ hai là vấn đề xã hội. Chính vì nhiều người thiếu kĩ năng với trẻ em, về nhà chỉ nghe con nói vài câu đã tìm bạn bè để “tính sổ” và bênh vực không khách quan, dẫn đến tình trạng đáng tiếc.
đào tạo kế toán cho giám đốc nhà quản lý
Tôi cho rằng, trách nhiệm không đơn thuần trong ngành giáo dục nữa mà phải mở rộng thêm cả vấn đề xã hội, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức khác phải vào cuộc sát sao hơn nữa. Thí dụ như vụ học sinh tự tử vì bị phụ huynh bắt nạt tại Yên Bái vừa qua, không những gia đình phụ huynh mất con đau lòng mà việc các gia đình hiềm khích nhau, sẽ gây chia rẽ không tốt trong cộng đồng. Do đó theo tôi, đáng ra các bên liên quan phải tìm hiểu ngay từ đầu, đằng này để xảy ra cái chết đáng tiếc như thế, dù thế nào dứt khoát không thể được.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.