Home » » Thừa 200.000 cử nhân, nên áp dụng hạn ngạch đào tạo đại học?

Thừa 200.000 cử nhân, nên áp dụng hạn ngạch đào tạo đại học?

Thông tin trên được công bố tại cuộc trao đổi về thông tin giáo dục nghề nghiệp. Chương trình do Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức chiều 22/3 tại Hà Nội.

Để tìm hiểu thêm vấn đề trên, PV Dân trí đã trao đổi thêm với ông Cao Văn Sâm.

Thưa ông, đề xuất áp dụng hạn ngạch đào tạo đại học được kỳ vọng giảm tuyển sinh tràn lan, tăng nguồn đào tạo nhân lực kỹ thuật, từ đó tạo nguồn cung đa dạng phục vụ thị trường lao động. Vậy cụ thể đề xuất này ra sao?
thành lập doanh nghiệp tại hưng yên
- Sau nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo nghề, tôi cho rằng việc đề ra hạn ngạch đào tạo đại học là điều nên xem xét áp dụng ở Việt Nam. Điều này đã được triển khai ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến, việc xây dựng chỉ tiêu trong đào tạo dựa trên nhu cầu của thị trường lao động và doanh nghiệp.

Đơn cử như ở CHLB Đức, nơi có hệ thống giáo dục và thị trường lao động phát triển. Chính phủ nước này vẫn phải thực hiện cân đối nguồn đào tạo giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đây là cách giải quyết bài toán cân đối vĩ mô, qua đó giúp công tác đào tạo đi vào thực chất, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường lao động.
thành lập dn tại hải phòng
Khi nguồn cung trong đào tạo tương thích với nhu cầu, hiệu quả trong đào tạo và sử dụng sẽ cao hơn. Tôi cho rằng Việt Nam cần nghiên cứu bổ sung giải pháp xây dựng hạn ngạch đại học.

Việc áp dụng hạn ngạch ở Việt Nam sẽ tránh được tình trạng nhiều nơi đào tạo nhân lực bậc đại học không hiệu quả, tràn lan và không gắn với nhu cầu sử dụng.

Đề xuất sẽ gặp phải quan điểm phản biện cho rằng, việc áp dụng hạn ngạch đào tạo đại học sẽ có ít nhiều quay về thời kỳ bao cấp với việc Nhà nước phân bổ chỉ tiêu hay làm thay, thưa ông?

- Việc áp dụng hạn ngạch không nên hiểu là trở về cách phân bổ thời bao cấp. Đồng thời, cũng không nên hiểu là bao cấp hay làm thay. Đây là hạn ngạch có tính vĩ mô.

Tôi xin lấy ví dụ việc có 100 học sinh tốt nghiệp THPT. Chúng ta có thể quy định khoảng 50 học sinh sẽ vào đại học, 50 học sinh còn lại tham gia vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp (trung cấp, cao đẳng) hoặc là lao động phổ thông.

Chúng ta quy định vĩ mô như vậy. Từ đó, các đơn vị giáo dục đại học sẽ điều tiết việc tuyển sinh chủ yếu với nhóm 50 học sinh như trên. Còn việc học sinh sẽ tự chọn ngành học, phù hợp với khả năng và nguyện vọng cá nhân.
thuê thành lập công ty tại bắc ninh
Nếu nhóm học sinh tham gia giáo dục nghề nghiệp, các em vẫn có thêm nhiều lựa chọn phát triển theo hướng mở. Theo đó, khi học sinh tốt nghiệp trường nghề và việc làm ổn định, các em có nhu cầu học lên cao thì sẽ được tham gia học liên thông, chưa kể cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Do đó, tôi cho rằng việc áp dụng hạn ngạch không làm ảnh hưởng bất cứ điều gì tới động lực của từng cá nhân. Ngược lại, việc này còn tốt cho cân đối chính sách ở tầm quốc gia, địa phương và lợi ích của người học.

Theo ông, việc áp dụng hạn ngạch đào tạo đại học có nên tích hợp với phân luồng thành nhóm giải pháp điều chỉnh vĩ mô, nhằm hạn chế tình trạng đào tạo đại học tràn lan và xã hội đang có tới hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp như hiện nay?

- Việc tích hợp 2 giải pháp nêu trên sẽ có tính khả thi cao. Lâu nay, chúng ta luôn hô hào phân luồng với những khẩu hiệu quá dài dòng, chưa chắc có hiệu quả.

Việc phân luồng cần cụ thể hoá bằng cơ chế, chính sách và bằng chính giải pháp cụ thể. Qua đó, người học tự phân luồng chứ không chỉ là cơ quan nhà nước phân luồng. Chỉ có người học tự phân luồng thì việc học mới có ý nghĩa thiết thực.

Điều này cũng tương tự như người lao động tự tìm tới việc làm phù hợp với bản thân, qua đó năng suất lao động sẽ cao.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.