Home » » Tìm cách thích ứng cho mục tiêu bền vững

Tìm cách thích ứng cho mục tiêu bền vững

Theo PGS. TS Nguyễn Văn Sánh, bài viết "Một nghị quyết đảo ngược tư duy cũ" đã phản ánh được câu chuyện được và mất của cây lúa. Được là giải quyết an ninh lượng thực và tình hình khó khăn của đất nước trong các giai đoạn khác nhau; đặc biệt là thời kỳ chúng ta phải ăn độn. Đồng thời nêu ra vấn đề phát triển công nghiệp ngành lúa gạo và việc Chính phủ sử dụng công cụ chính sách về giảm chỉ số tiêu dùng CPI, cùng những điểu thuận lợi về mặt ngoại giao quốc tế.. Bên cạnh đó, cái mất là sự mất cân bằng sinh thái, mất cơ hội nâng cao thu nhập của người nông dân, ô hiễm môi trường ngày càng cao, sự lệ thuộc thị trường đầu vào, đầu ra của Trung Quốc và những quốc gia nằm ở thượng nguồn dòng Mê Kông... Bên cạnh đó, đối mặt với tình trạng biến đổi khi hậu và tác động từ đập thủy điện thượng nguồn thì những cái mất nêu trên ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, vai trò cây lúa hiện nay phải tính toán lại như ý của GS.TS Võ Tòng Xuân.
trung tâm kế toán tại bình dương
Liên quan đến Nghị quyết 120 của Chính phủ và câu chuyện sắp tới, ông Sánh cho rằng Nghị quyết này cơ bản nhấn mạnh đến sự tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, của hệ thống đập thủy điện thượng nguồn sông Mê Kông và của địa chính trị kinh tế, thị trường thế giới ngày càng có ảnh hưởng mạnh đến ĐBSCL. Vì thế phải tư duy lại điều chỉnh chiến lược phát triển ĐBSCL để chủ động tiếp tục phát triển kinh tế ĐBSCL theo hướng "thuận thiên” với ĐBSCL. Đồng thời sửa chữa những yếu điểm về cây lúa và đất lúa đang rất khó khăn vì phải thay đổi cả tiến trình và thời gian. Có khoảng 1,14 triệu hộ nông dân trồng lúa phải thích ứng hoàn cảnh mới và 18 triệu dân ĐBSCL phải hợp lực ứng phó và thích nghi được với các tác động nói trên để nâng cao từng bước mức sống vật chất và tinh thần của người dân ĐBSCL vốn đã tụt hậu về kinh tế xã hội.

Chia sẻ quan điểm của GS. TS Võ Tòng Xuân về chiến lược vĩ mô nhằm phát huy lợi thế tự nhiên sẵn có của ĐBSCL để giúp người nông dân làm giàu và phát triển bền vững, TS Nguyễn Văn Kiền cho rằng Nghị quyết 120 đã xác định hướng đi thuận theo tự nhiên, sinh thái, nâng cao chuỗi giá trị là hướng đi các nước phát triển đã làm. Đề cập đến vấn đề thay đổi tư duy, Nghị quyết 120 cho thấy tư duy của nhà lãnh đạo đã được thể chế hóa bằng văn bản cấp Chính phủ. Nhưng việc thay đổi tư duy của người nông dân lại là bài toán nan giải.

Theo ông Kiền, muốn thay đổi tư duy cho nông dân thì nhà nước cần thể chế hoá, thúc đẩy thành phần doanh nghiệp nông dân, thành phần ưu tú trong nông dân để họ trở thành những nhân tố lôi kéo những thành phần nông dân nhỏ lẻ khác hợp tác theo hướng liên kết. Muốn cho ĐBSCL theo hướng sinh thái cần phải thực hiện hoạt động "đào tạo lại" nông dân. Ví dụ, phải trang bị cho người làm nông kiến thức, cách thức tư duy kinh doanh nông nghiệp sinh thái như các nước phát triển đã làm. Khuyến khích người nông dân phát triển doanh nghiệp của chính họ thay cho việc tích tụ ruộng đất trong điền kiện ĐBSCL chưa đủ điều kiện để tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực dịch vụ hay công nghiệp.
dịch vụ kế toán thuế quận thủ đức
Câu chuyện điều phối

Đề cập đến mục tiêu chuyển đổi mô hình, thay đổi tư duy, tôn trọng quy luật tự nhiên, kiến tạo phát triển bền vững vùng ĐBSCL, ông Trần Hữu Hiệp đề xuất thành lập Hội đồng điều phối vùng có thực quyền, tập trung vào hai lĩnh vực then chốt: điều phối việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước và quyết định các dự án đầu tư lớn, có tính liên kết vùng (theo quy mô, tính chất dự án). Giúp việc cho Hội đồng điều phối vùng chỉ cần một bộ phận giúp việc hoặc một văn phòng gọn, nhẹ, cán bộ có chuyên môn và tinh thông công việc.
trung tâm đào tạo kế toán tại hải phòng
Bên cạnh Hội đồng điều phối vùng, cần thành lập Nhóm tư vấn về nghiên cứu và phát triển. Nhóm này chuyên tư vấn, phản biện về chính sách và các vấn đề phát triển vùng ĐBSCL cho các cấp quyết định ở Trung ương và cấp vùng.

Ngoài ra, cần đầy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm thông tin, dữ liệu vùng. Việc xây dựng cơ chế điều phối và vận hành Trung tâm thông tin dữ liệu vùng ĐBSCL rất quan trọng, để đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc ra quyết định “không hối tiếc” của Hội đồng điều phối vùng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Công ty dịch vụ kế toán Hà Nội. Được tạo bởi Blogger.